Để sân khấu đi vào cuộc sống

(VHNT) - Chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch), Thời báo văn học Nghệ thuật đã có bài phỏng vấn NSND Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PV: Xin đồng chí cho biết, thành tựu của Hội Nghệ Sân khấu Việt Nam trong 5 năm gần đây?

NSND Thúy Mùi: 5 năm qua trong bối cảnh cả đất nước đang tiếp tục đổi mới toàn diện. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, hoạt động Văn học nghệ thuật dưới ánh sáng Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X về việc Tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới và Nghị quyết 33- NQ/TW Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã và đang đi vào đời sống xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, tập trung sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu với vai trò là chủ thể luôn đề cao chủ nghĩa yêu nước, tính nhân văn cao cả. Nhiều tác phẩm sân khấu ra đời đã phản ánh chân thực lịch sử, đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, được thể hiện phong phú đa dạng qua các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và các vấn đề xã hội.

Thông qua cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, theo chủ đề “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “đề tài chiến tranh cách mạng” giới sân khấu đã hưởng ứng tích cực và đạt nhiều giải thưởng cao. 5 năm qua, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức và phối hợp tổ chức với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Nghệ thuật biểu diễn) nhiều cuộc liên hoan sân khấu chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. Tham gia Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, phối hợp trao thưởng động viên các nghệ sĩ tạo nên sức sáng tạo nghề nghiệp làm cơ sở cho các đợt xét tặng trao giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và xét tặng danh hiệu NSND, NSUT; đồng thời góp ý xây dựng nhiều chính sách, chế độ để nâng cao chất lượng nghệ thuật và đời sống đối với Văn nghệ sĩ tổ chức được 13 trại sáng tác kịch bản với tổng số 163 lượt tác giả cả nước tham gia, có trại cho tác giả trẻ sân khấu truyền thống.

Để sân khấu đi vào cuộc sống - 1 NSND Thúy Mùi

Công tác Lý luận - Phê bình của Hội đã được quan tâm, đầu tư cả về tổ chức và chất lượng hoạt động, tổ chức 13 Hội thảo. Hội đã phối hợp với Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TW trong thời gian qua tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, tích cực tham gia, có nhiều ý kiến đóng góp cho công tác Lý luận phê bình liên quan đến lĩnh vực sân khấu.

Tổ chức 07 cuộc liên hoan (02 liên hoan quốc tế, 02 liên hoan sân khấu Thủ đô và 3 cuộc Liên hoan về các chuyên ngành sân khấu khác.

Liên hoan là cuộc hội ngộ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghệ thuật, để phối hợp tổ chức 15 cuộc Liên hoan gồm đủ các loại hình nghệ thuật.

PV: Đại hội Hội Nghệ Sân khấu Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Xin đồng chí cho biết những định hướng lớn trong 5 năm hoạt động tới?

NSND Thúy Mùi: với phương hướng hoạt động “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Trách nhiệm” Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tập trung thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Nghị quyết 33 Hội nghị TW 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đây là kim chỉ nam, là định hướng cốt lõi cho nhiệm vụ của Văn học nghệ thuật, trong đó có Sân khấu Việt Nam; cũng là để quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng về Văn hóa văn nghệ, phát huy truyền thống của sân khấu cách mạng Việt Nam và những thành tựu của các nhiệm kỳ trước.

Những nhiệm vụ trọng tâm của 5 năm tới như sau:

Chú trọng công tác sáng tác đặc biệt là phát hiện và đào tạo đội ngũ tác giả trẻ.

Nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật và tập huấn đội ngũ văn nghệ sĩ.

Nâng cao công tác Lý luận Phê bình Sân khấu.

Xây dựng đề án hoạt động có hiệu quả trong hoạt động sân khấu trong cơ chế thị trường.

Để sân khấu đi vào cuộc sống - 2 Người Sài Gòn bịt kín mít đi xem kịch trong dịch Covid-19. Ảnh thanhnien.vn

PV: Thưa NSND Trịnh Thúy Mùi, lúc làm Giám đốc Nhà hát chèo Nội, nghệ đã đưa chèo vào trường học. Nghệ có thể phổ biến kinh nghiệm cho các tỉnh thành đưa nghệ thuật sân khấu vào trường học?

NSND Thúy Mùi: Mặc dù các Nhà hát đã tích cực đổi mới, sáng tạo qua việc xây dựng các vở diễn và hình thức tổ chức biểu diễn, Những chương trình giới thiệu, trình diễn mới, đặc biệt là chủ động đưa nghệ thuật dân tộc trực tiếp đến với các đối tượng công chúng khán giả là rất khó khăn. Có những vở diễn khi đã xem khán giả đánh giá rất cao chất lượng nghệ thuật, nhưng kết quả của việc giới thiệu, quảng bá giá trị của các loại hình nghệ thuật sân khấu vẫn còn nhiều hạn chế.

Giới thiệu được nghệ thuật sân khấu trong trường học, là để thế hệ trẻ học sinh sinh viên hiểu sâu hơn về bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm và thu hút đào tạo các thế hệ nghệ sỹ , nghệ nhân có đủ chuẩn mực về nghề vừa đóng góp cho phong trào vừa góp thêm nguồn nhân lực tài năng cho đội ngũ chuyên nghệp của đất nước. Trong chiến lược phát triển và bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc, thì các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi nên và rất cần thiết sự lãnh đạo của các cấp chính quyền có nhận thức sâu về văn hóa để tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa nghệ thuật với giáo dục, nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn sân khấu dân tộc Việt Nam trong thời gian tới không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với nghệ thuật sân khấu Việt Nam, mà còn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, trực tiếp góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tinh hoa của kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

PV: Xin cảm ơn Nghệ sĩ.

Nhật Nam (thực hiện)

None

Tin liên quan

Tin mới nhất