Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Tối 26/11, Lễ trao giải Cuộc thi Sáng tác Văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ban Tổ chức đã vinh danh 13 truyện ngắn, 11 tiểu thuyết xuất sắc nhất cuộc thi, trong đó, nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật đã nhận giải khuyến khích với tiểu thuyết “Nước mắt làng quê”.

Tham dự Lễ trao giải có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân; Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo cuộc thi.

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 1

Các đại biểu tham dự Lễ trao giải. Ảnh: BTC

Phát biểu tại Lễ trao giải, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi Sáng tác Văn học về đề tài công nhân, công đoàn cho biết, ngay từ những ngày đầu phát động, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của hàng trăm tác giả là các nhà văn chuyên nghiệp, những cây viết không chuyên, công nhân, cán bộ công đoàn, những người lao động trong và ngoài nước tham gia.

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 2

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi Sáng tác Văn học về đề tài công nhân, công đoàn - phát biểu tại Lễ trao giải. Ảnh: BTC

Kết thúc hành trình, Ban Tổ chức nhận được 498 tác phẩm dự thi, với 412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết của gần 300 tác giả đại diện cho mọi tầng lớp, trong đó phần lớn là các tác giả không chuyên, có cả học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật và Việt kiều gửi tác phẩm dự thi.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu khẳng định, hầu hết các tác phẩm đều bám sát chủ đề viết về công nhân, công đoàn với chất lượng được các thành viên Ban giám khảo qua hai vòng đều đánh giá cao.

“Phần lớn các tác phẩm đã vẽ lên được bức tranh sinh động về đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của công nhân, người lao động và cán bộ công đoàn. Nhiều tác phẩm đề cập đến hoạt động công đoàn ở cơ sở đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ, với không ít khó khăn, vật cản, mà ở đó, người cán bộ công đoàn phải đương đầu, phải thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm, tâm huyết và cả sự hy sinh để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam nhấn mạnh.

Đồng chí cho biết thêm, thông qua các tác phẩm văn học, giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức công đoàn đối với người lao động và đất nước hiện nay.

Ban Tổ chức đã trao 12 giải Khuyến khích (trong đó 7 giải Khuyến khích cho thể loại truyện ngắn và 5 giải Khuyến khích cho thể loại tiểu thuyết); 6 giải Ba (3 tác phẩm thể loại truyện ngắn, 3 tác phẩm thể loại tiểu thuyết); 4 giải Nhì (2 tác phẩm thể loại truyện ngắn, 2 tác phẩm thể loại tiểu thuyết).

Đặc biệt, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho 2 tác phẩm, trong đó giải cao nhất ở thể loại truyện ngắn (trị giá giải thưởng 150 triệu đồng) thuộc về tác phẩm “Con đường của Hạ” tác giả Trịnh Thị Phương Trà; giải Nhất thể loại tiểu thuyết (trị giá giải thưởng 300 triệu đồng) thuộc về tác phẩm “Hoa xương rồng” của tác giả Nguyễn Trí.

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 3

Bà Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao giải nhất cho hai tác giả Nguyễn Trí và Trịnh Thị Phương Trà. Ảnh: BTC

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 4

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam và ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao giải Nhì cho các tác giả. Ảnh: BTC

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 5

Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trao giải ba cho các tác giả. Ảnh: BTC

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 6

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Nguyễn Ngọc Hiển - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Lao Động trao giải khuyến khích cho các tác giả. Ảnh: BTC

“Con đường của Hạ” tái hiện cuộc sống trong khu trọ nghèo của những phụ nữ đã đi qua thăng trầm, biến cố cuộc đời. Họ tìm về đây nương tựa vào nhau. Ở đó, Hạ - nhân vật chính đã phải vật lộn với muôn vàn gian khó để giữ trái tim ấm áp của mình. Hạ nhận được sự giúp đỡ của nhân vật “chị”, “chị” ẩn danh, ít xuất hiện, nhưng rõ nét dần qua những hành động, sự nỗ lực giúp đỡ những mảnh đời vất vả tìm lại được hạnh phúc.

Tiểu thuyết “Hoa xương rồng” xoay quanh cuộc sống đầy biến động, thăng trầm với những biến cố, va đập vì mưu sinh của các thành viên trong một gia đình lao động. Tác giả Nguyễn Trí chia sẻ, ông đã viết về chính gia đình mình.

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 7

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các tác giả đoạt giải. Ảnh: BTC

Khơi nguồn sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn - 8

Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật nhận giải khuyến khích với tiểu thuyết “Nước mắt làng quê”. Ông chia sẻ: "Cuộc thi đã góp phần khơi dậy tình yêu, nguồn cảm hứng về một đề tài lớn, mở ra một vùng đất màu mỡ để văn học nghệ thuật khai thác, góp phần làm xuất hiện các tác phẩm mang nhiều ý nghĩa, có giá trị và sức lan toả cao". Ảnh: Huyền Thương

Cuộc thi sáng tác về đề tài công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 -2023 được kỳ vọng sẽ khơi nguồn mạnh mẽ sáng tác văn học về đề tài này trên văn đàn Việt Nam, thúc đẩy và tạo thành phong trào sáng tác văn học và văn hoá đọc rộng khắp hơn nữa trong công nhân, người lao động và cán bộ công đoàn.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chu Cẩm Phong – nhà văn – anh hùng liệt sĩ

Chu Cẩm Phong – nhà văn – anh hùng liệt sĩ

Nhà văn Chu Cẩm Phong tên thật là Trần Tiến, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1941. Quê quán thị xã Hội An (nay TP Hội An), tỉnh Quảng Nam. Năm 1954, theo cha tập kết ra Bắc, Chu Cẩm Phong vào học trường Phổ thông Trung học của học sinh miền Nam tại Hải Phòng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Chu Cẩm Phong vào học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ít ai biết rằng năm 1963, khi đang học n