“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La

Tiếp tục hành hương trên con đường huyết mạch lên chiến trường Điện Biên năm xưa, ngày 16/4, đoàn văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có mặt tại tỉnh Sơn La.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La giữ vị trí đặc biệt quan trọng, án ngữ các tuyến đường huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ.

Những địa danh lịch sử như: Bến phà Tạ Khoa - đèo Chẹn (Bắc Yên), rừng bản Nhọt (Phù Yên), đèo Chiềng Đông (Yên Châu), đèo Pha Đin, cầu Tà Vài, đặc biệt là “tọa độ lửa” Ngã ba Cò Nòi đã trở thành nơi ghi dấu những chiến công đặc biệt tiêu biểu của quân và dân ta nói chung, của nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong chặng dừng chân Sơn La, đoàn đã dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ, Quảng trường Tây Bắc; dâng hương Nhà tưởng niệm các liệt sỹ Nhà tù Sơn La và thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; tham gia chương trình giao lưu nghệ thuật ấn tượng với các văn nghệ sĩ của tỉnh.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 1

Lễ dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ (Sơn La). Ảnh: Huyền Thương

Kể từ khi khánh thành năm 2019 đến nay, Đền thờ Bác Hồ, Quảng trường Tây Bắc, đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh để nhân dân trong và ngoài tỉnh tham quan, dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác.

Tại đây, các văn nghệ sĩ đã dâng hương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nhà văn hoá kiệt xuất, Bác Hồ muôn vàn kính yêu - người đã đặt nền móng đầu tiên cho nền văn hoá, văn học nghệ thuật mới ở nước nhà.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 2

Đoàn hành hương tại Quảng trường Tây Bắc. Ảnh: Huyền Thương

Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động tại Nhà tưởng niệm các liệt sỹ Nhà tù Sơn La, các văn nghệ sĩ đã nguyện ghi nhớ công ơn các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu quên mình, hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Đồng thời bày tỏ lòng tri ân sâu sắc, đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ, những con người đã không tiếc máu xương, hiến dâng cả tuổi trẻ, hạnh phúc của đời mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 3

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam – PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân kính cẩn dâng nén tâm hương tưởng niệm các liệt sỹ Nhà tù Sơn La. Ảnh: Hoàng Anh

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 4

Các văn nghệ sĩ trong đoàn lần lượt vào dâng hương. Ảnh: Hoàng Anh

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La thành “địa ngục trần gian” để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh cách mạng của những người Việt Nam yêu nước. Nhưng chính trong ngục tù tăm tối, khí tiết của những người Cộng sản đã lan tỏa và thắp lên ngọn lửa đấu tranh khắp núi rừng Tây Bắc.

Nhà tù Sơn La trở thành một trường học cách mạng đào tạo, bồi dưỡng cho Đảng những chiến sỹ cách mạng kiên trung xuất sắc như đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Tô Hiệu, Nguyễn Lương Bằng và nhiều đồng chí lãnh đạo tiền bối khác.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 5

Đoàn đến thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Ảnh: Hoàng Anh

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 6

Xúc động dâng hương tại nơi đồng chí Tô Hiệu qua đời. Ảnh: Hoàng Anh

Nhà tù Sơn La cũng là nơi từng giam giữ nhạc sĩ Đỗ Nhuận – một “cây đại thụ” của nền âm nhạc Việt Nam. Trong 3 năm ở nhà tù Sơn La, nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã sáng tác nhiều bài hát như “Hận Sơn La”, “Viếng mồ tử sỹ”, “Du kích ca”... và có vai trò quan trọng trong việc làm rấy lên phong trào văn nghệ để giữ vững khí phách cho anh chị em tù nhân. 

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 7

Lắng nghe thuyết minh về các hiện vật được trưng bày tại nhà tù. Ảnh: Hoàng Anh

Các văn nghệ sĩ cũng đã có dịp được sống lại những năm tháng hào hùng của lịch sử qua các tác phẩm: “Em bé Mường La”, “Đường lên Tây bắc”, “Giải phóng Điện Biên”, “Ký ức Cò Nòi”, “Tướng Quân Võ Nguyên Giáp”, “Người Châu Yên em bắn máy bay”,… do các nghệ sĩ của đoàn hành hương và các nghệ sĩ diễn viên Nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La thể hiện.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 8

Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Hoàng Anh

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 9

Các đại biểu, văn nghệ sĩ và đông đảo khán giả tham dự chương trình nghệ thuật. Ảnh: Hoàng Anh

Chương trình còn trở nên đặc biệt hơn khi khán giả có dịp được thưởng thức nhiều ca khúc nổi tiếng do chính các nhạc sĩ sáng tác ra tác phẩm đó thể hiện và giao lưu ngay tại sân khấu với các nghệ sĩ trẻ qua các tiết mục “Hát về anh” của NSND Thế Hiển, “Tổ quốc gọi tên mình” của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, “Hà Nội mười hai mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 10

Nhạc sĩ Giáng Son biểu diễn cùng nghệ sĩ Sơn La. Ảnh: Hoàng Anh

Chương trình nghệ thuật giao lưu với văn nghệ sĩ Sơn La đã khép lại đầy ấn tượng trong tinh thần đoàn kết, phấn khởi, tự hào qua điệu múa mời xòe “Tây Bắc Vào Xuân” do Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sáng tác.

“Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Phấn khởi trên con đường huyết mạch Sơn La - 11

Thể hiện điệu múa mời xòe “Tây Bắc Vào Xuân”. Ảnh: Hoàng Anh

Đã 70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, song những âm hưởng, hào khí trên con đường hành quân lên chiến dịch như vẫn còn vang vọng qua những tình cảm, ý thức, trách nhiệm của các thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay như chia sẻ của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Có lúc chúng ta tiếp nhận lịch sử qua sự đánh dấu tâm hồn của văn nghệ”.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Văn học với mùa xuân thống nhất đất nước 1975

Văn học với mùa xuân thống nhất đất nước 1975

Chiến dịch mùa xuân năm 1975 và đại thắng 30/4 đã qua đi nhưng dư âm vẫn còn ngân vang mãi, trong văn học đương đại, đây là đề tài luôn giữ vị trí quan trọng, tạo nên một trong những dòng chủ lưu của nền văn học dân tộc và hiện đại.