Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 14/5, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Trình bày báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035 (Chương trình), Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình gồm 13 mục gồm: Sự cần thiết đầu tư; Cơ sở xây dựng chương trình; Quan điểm; Mục tiêu của Chương trình; Phạm vi, quy mô, đối tượng, thời gian, yêu cầu thực hiện Chương trình; Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình; Dự kiến kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện; Chi phí liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình và chi phí vận hành sau khi Chương trình kết thúc; Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, xã hội và hiệu hiệu quả kinh tế xã hội của Chương trình; Nội dung thành phần của Chương trình; Giải pháp tổ chức thực hiện; Tổ chức thực hiện Chương trình; Đề xuất, kiến nghị và các Phụ lục kèm theo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa - 1

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Trần Huấn

Chương trình phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa; ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước...

Đến năm 2035, phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã; 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa - 2

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày báo cáo trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/5. Ảnh: Trần Huấn

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập; tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình gồm người dân, cộng đồng dân cư tại các vùng miền của Tổ quốc; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa, công chúng, khán giả, đặc biệt là công chúng trẻ; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Bên cạnh đó là các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia; các di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và một số di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một...

Thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035 và được chia làm các giai đoạn khác nhau (năm 2025; 2026-2030; 2031-2035).

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết trình Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, việc xây dựng chương trình sẽ có tác động tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

“Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét quyết định chủ trương đầu tư của Chương trình; đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung, làm rõ và sâu sắc hơn các tác động đối với hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của chương trình”, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh đề nghị.

Về quy mô, phạm vi, địa điểm thực hiện Chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị cần xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm trong từng thời kỳ dựa trên điều kiện thực tiễn ở địa phương và kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước, một số loại hình công trình văn hóa đặc thù không nên phân bổ đều ở tất cả các địa phương. Về mục tiêu, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa - 3

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra Đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Chương trình phải tập trung vào những vấn đề lớn, tầm cỡ, tạo đột phá, những vấn đề cần phải khắc phục mà lâu nay chưa thực hiện được; tập trung huy động lực lượng, huy động nguồn lực để triển khai; còn những nhiệm vụ thường xuyên của ngành thì vẫn đầu tư theo phương pháp hiện hành.

Theo đồng chí Nguyễn Khắc Định, chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách quan trọng của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách của ngành văn hóa, không thay thế toàn bộ nhiệm vụ đầu tư khác của Nhà nước cho hoạt động phát triển văn hóa. Do đó, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tạo ra các đột phá, thúc đẩy lợi ích kinh tế từ lĩnh vực này, từ đó đóng góp GDP cả nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa - 4

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận Phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, đây là Chương trình quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, việc thực hiện Chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển bền vững đất nước, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra nhiều nội dung cụ thể, chi tiết nội dung của Chương trình.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, Chương trình cần thể hiện rõ hơn một số nội dung như: về công nghiệp văn hóa; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, các đột phá, điểm nhấn của Chương trình; việc xây dựng trung tâm văn hóa tại một số quốc gia…

Về quy trình, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến thẩm định của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thiện Báo cáo đề xuất Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7, khai mạc vào ngày 20/5.

Huyền Thương (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về