Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo

Công chúng Thủ đô có 7 ngày được trải nghiệm miễn phí di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).

Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 1

Khai mạc trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Hoạt động này nằm trong trưng bày "Khám phá di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo" do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với nhóm Sen Heritage tổ chức nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), khai mạc chiều 23-11.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, trưng bày lần này là kết quả nghiên cứu của nhóm Sen Heritage, kế thừa từ các học giả đi trước. Qua đây, công chúng có thể ngắm nhìn những hình ảnh cổ xưa của chùa Một Cột - Diên Hựu, một công trình kiến trúc đặc sắc, biểu tượng nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời bước vào không gian di sản kiến trúc vàng son thời Lý cách đây 800 năm.

Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 2 Du khách được tìm hiểu về chùa Một Cột - Diên Hựu qua nhiều hình ảnh hiện đại.

Trọng tâm trưng bày là các tranh 3D, phim 3D, sản phẩm công nghệ thực tế ảo VR3D, mô hình phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý được nhóm Sen Heritage, gồm các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư và người yêu thích văn hóa cổ truyền Việt Nam, thực hiện trong 10 năm. Trong đó, điểm nhấn là sản phẩm thực tế ảo VR3D chùa Một Cột - Diên Hựu. Tuy chỉ là sản phẩm công nghệ, nhưng các kiến trúc, tỷ lệ kiến trúc trong sản phẩm được xử lý tốt dựa trên nhiều tài liệu nghiên cứu giá trị.

Các sản phẩm này vừa nhằm số hóa các mảnh di sản nhằm phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, tái lập phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời Lý đến với công chúng đương đại, đồng thời còn có thể ứng dụng trong công tác trưng bày bảo tàng, giáo dục di sản, quảng bá văn hóa truyền thống, điện ảnh, du lịch...

Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 3 Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu bằng công nghệ thực tế ảo VR3D.

Bên cạnh đó, trưng bày còn có những hình ảnh về kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu ở các giai đoạn khác nhau, mô hình hiện vật và kiến trúc thời Lý... 

Sự kiện diễn ra đến hết ngày 30-11. Các hoạt động trưng bày và trải nghiệm thực tế ảo VR3D miễn phí cho công chúng.

Sau chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý, nhóm Sen Heritage tiếp tục chương trình tái lập các di sản kiến trúc - mỹ thuật thời Lý, Trần như: Đài đèn Quảng Chiếu, chùa tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Linh Xứng, An Nam tứ đại khí và nhiều di sản văn hóa khác.

Một số tranh 3D về chùa Một Cột - Diên Hựu: Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 4 Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 5 Trải nghiệm kiến trúc chùa Một Cột bằng công nghệ thực tế ảo - 6 Theo HNM None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ