Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến

Hà Nội hôm nay vẫn tất bật nhịp sống thường ngày với những dòng người hối hả ngược xuôi trong những cơn mưa rả rích, nhưng trong lòng thành phố bình yên ấy, một người con máu thịt với mảnh đất này đã mãi mãi ra đi. Gia đình, người thân cùng bạn bè, đồng nghiệp đã có mặt đông đủ để tiễn đưa ông - cố nhà văn, nhà báo Lê Thấu về nơi yên nghỉ cuối cùng.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 1

Lễ viếng, lễ truy điệu nhà văn, nhà báo Lê Thấu diễn ra trong chiều 23/2 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Trong điếu văn tiễn đưa ông, nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật nghẹn ngào: “Mùa xuân, những ngày đầu xuân thường chúng ta mong muốn được đón những điều tốt đẹp trong lộc biếc chồi non và muôn hoa tươi thắm mà không muốn những điều đau buồn xảy ra. Nhưng cuộc sống là vậy, trong vòng quay của vũ trụ, sự sinh tồn của con người là hữu hạn và rời cõi tạm để tiếp tục cuộc rong chơi nơi chín suối cũng là một hành trình mới mà người ra đi thì thanh thản như một giấc ngủ dài còn chúng ta thì nhớ thương nặng trĩu. Hôm nay, dù không mong muốn nhưng tại đây, chúng ta đến viếng và nói lời tiễn biệt nhà văn, nhà báo Lê Thấu”.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 2

Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật xúc động đọc điếu văn tiễn đưa nhà văn, nhà báo Lê Thấu.

Ông là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Văn hoá văn nghệ Báo Nhân dân, nguyên Phó Trưởng ban Nhân Dân Chủ Nhật, nguyên Tổng biên tập Báo Sức khoẻ & Đời sống (Bộ Y tế), nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe cộng đồng và là cố vấn Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật cho đến khi qua đời.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu sinh ngày 20/01/1939 tại Hà Nội trong một gia đình gia giáo. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Đây là thời kỳ ông tham gia phong trào thanh niên, làm công tác đoàn tại nhà trường đầy sôi nổi và nhiệt huyết.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 3

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - một người giàu nghị lực và tận hiến.

Sau khi cùng gia đình vào định cư tại Đắk Lắk, từ năm 1976-1979 ông là Ủy viên thường trực Hội Văn nghệ Đắk Lắk.

Cũng tại đây, ông bén duyên với nghề báo. Năm 1979-1982, ông làm phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Tây Nguyên. Giai đoạn này ông đi nhiều, viết nhiều, gặp gỡ nhiều nhà văn, nhà báo tên tuổi lên thăm Tây Nguyên. Đây cũng là thời điểm ông không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ báo chí và viết văn. Cuộc sống, con người Tây Nguyên đã cho ông nguồn cảm hứng lớn để viết nên tập truyện ký "Trong căn nhà sàn bé nhỏ" và tập truyện “Mặt trời xanh lá cây”.

Năm 1982, theo phân công công tác, ông cùng gia đình trở ra Hà Nội, tại đây, ông say mê cống hiến cho sự phát triển của báo Nhân dân - Cơ quan ngôn luận Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Phó Trưởng ban Văn hoá văn nghệ, Phó trưởng ban Nhân Dân Chủ nhật - một ấn phẩm của Đổi mới, thu hút rất đông văn nghệ sĩ, trí thức tham gia và tạo ra diện mạo mới một ấn phẩm mà đến nay đã định hình.

Sau đó, ông xin chuyển về Bộ Y tế và làm trợ lý cho Bộ trưởng Y tế Đỗ Nguyên Phương năm 1992 – 1995 và từ năm 1995 – 2005 ông làm Tổng biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2006.

Ông tiếp tục 5 năm làm Tổng biên tập tạp chí Sức khỏe cộng đồng - Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng rồi nghỉ ở tuổi xưa nay hiếm.

Từ năm 2020, khi Thời báo Văn học nghệ thuật - Cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ra đời, ông cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm, nhà thơ, kịch tác gia họa sĩ Lê Huy Quang tham gia làm cố vấn cho Tổng biên tập. Trong những ngày đầu ra đời đầy khó khăn của Thời báo Văn học nghệ thuật, nhà văn, nhà báo Lê Thấu đã góp nhiều công sức cho sự phát triển của tờ báo. Đích thân ông đã mời nhà báo, nhà biên kịch điện ảnh Đỗ Quảng, nguyên phóng viên đặc biệt báo Nhân dân, hoạ sĩ Đinh Quang Tỉnh cùng nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo có uy tín về cộng tác với Thời báo Văn học nghệ thuật.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 4

Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự dẫn đầu đoàn cán bộ, nhân viên, cộng tác viên Thời báo Văn học nghệ thuật vào viếng nhà văn, nhà báo Lê Thấu.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 5

Đối với Thời báo Văn học nghệ thuật, nhà văn, nhà báo Lê Thấu là người đã chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của tờ báo, ông cũng nhận được tình cảm yêu quý, kính trọng của toàn thể cán bộ, nhân viên, cộng tác viên toà soạn.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 6

Gửi lời tiễn biệt nhà văn, nhà báo Lê Thấu.

Có thể thấy, nhà báo Lê Thấu trong hoạt động báo chí, nhất là trong vai trò Tổng biên tập của hai tờ báo, đã có đóng góp quan trọng với tài năng và phẩm hạnh, bản lĩnh của một người làm báo “bút sáng lòng trong” đúng nghĩa.

Ở ông có một phẩm chất đặc biệt mà chỉ những người gần gũi, thân thiết với ông mới hiểu và khâm phục, đó là nghị lực sống trong vai trò của một người con, một người cha, một người chồng, một người ông.

Ông có một người vợ tào khang làm thơ rất lạ và hay, lại xinh đẹp và yêu ông tha thiết nhưng đã có lúc làm ông kiệt sức vì bệnh tình của bà. Người con trai cả của ông cũng có sức khoẻ không tốt, nhiều lần khiến vợ chồng ông phải gồng mình cố gắng. Chính ông cũng là người có bệnh, ông đã từng có tám lần phải cấp cứu vì xuất huyết dạ dày.

Vừa tận tâm vì công việc, vừa cùng vợ chèo chống, vật lộn với khó khăn, đối mặt với thách thức để giữ yên gia đình bé nhỏ nhưng cũng mong manh, ông đã sống hết mình với nghị lực phi thường, tình yêu vợ, thương con. Và điều khiến người ta khâm phục hơn đó là ông không bao giờ tỏ ra chán chường mà ngược lại, ông luôn tự hào về gia đình của mình, luôn khẳng định mình có một gia đình hạnh phúc.

Nhà văn, nhà báo Lê Thấu - Một người giàu nghị lực và tận hiến - 7

Sự ra đi của ông là sự mất mát to lớn cho gia đình và để lại niềm tiếc nuối sâu sắc cho bạn bè, đồng nghiệp.

Xin vĩnh biệt ông, một công dân có trách nhiệm, một nhà báo có tâm, có tài, một nhà văn đặc sản của Tây nguyên đại ngàn, một người anh, một người chồng, một người cha, một người ông ấm áp, thấu hiểu, giàu nghị lực và tận hiến.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi