Sóc Trăng: Ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao

(VHNT)- Nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh trong những năm vừa qua tại tỉnh Sóc Trăng. Con tôm là loại thủy sản không dễ nuôi trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết như những năm gần đây.

Để vụ nuôi tôm thắng lợi, ngành chuyên môn của tỉnh đã xây dựng lịch mùa vụ thả giống tôm cho từng địa phương; đồng thời tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân cách phòng tránh dịch bệnh trên tôm nuôi...

Sóc Trăng:  Ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao - 1

Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có vùng nuôi tôm nước lợ gần 55.000 ha đang mở rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp, chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, một số trang trại chuyển đổi theo mô hình từ ao nuôi đất sang ao lót bạt bờ và ao lót bạt đáy. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới theo khuyến cáo nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn tôm sạch, giảm sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh và có sử dụng thuốc vi sinh. Trong các mô hình nuôi tôm tiên tiến, mô hình nuôi tôm lót bạt đáy cho tỷ lệ thành công trên 90%.

Đặc biệt, trong những năm qua,  mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ở Sóc Trăng chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Nhờ tăng năng suất, sản lượng tôm thu hoạch nâng lên gấp 2-3 lần.

Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn ao đất nhưng ưu điểm dễ quản lý dịch bệnh, môi trường ao nuôi. Nhờ đó rủi ro thấp, tôm lớn nhanh, đồng đều nên được nhiều hộ ứng dụng.

Năng suất, sản lượng tôm nuôi tăng dần theo từng năm. Dự kiến năm 2020 sản lượng đạt 2.500 tấn và năm 2021 sẽ đạt năng suất cao nhất, khoảng 3.500 tấn. Môi trường tôm nuôi đảm bảo từ khu xử lý nước ao lắng, lọc sạch trước khi đưa vào các ao nuôi tuần hoàn nước. Chất lượng tôm nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (chứng nhận tôm vào EU).

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng triển khai các mô hình nuôi tôm công nghệ cao (CNC) đến hộ dân. Qua đó đã có hàng trăm hộ dân đã ứng dụng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả, như: nuôi tôm 2 giai đoạn, 3 giai đoạn, lót đáy ao bạt nuôi tôm và hiện nay là nuôi tôm ao nổi. Tất cả các mô hình nuôi tôm CNC như trên đều rất thành công, đem về lợi nhuận tốt cho hộ nuôi, hạn chế dịch bệnh.

Quy trình nuôi tôm công nghệ cao đã khẳng được ưu điểm so với cách nuôi truyền thống, ngoài năng suất cao thì quy trình này còn giảm thiểu hiện tượng tôm chết sớm, các ao nuôi không sử dụng kháng sinh, hóa chất nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh, sản phẩm đạt chất lượng cao. Hầu hết các ao nuôi theo công nghệ này đều liên kết tiêu thụ trực tiếp với nhà máy chế biến thủy sản.

Xuân Hiền

Tin liên quan

Tin mới nhất

Du lịch văn hóa – lịch sử: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Du lịch văn hóa – lịch sử: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Hội nghị “Hà Nội - Điểm đến Du lịch Văn hóa - Lịch sử” được tổ chức nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị bền vững về văn hóa, di sản Thủ Đô, đồng thời mở ra những cơ hội đối với sự phát triển du lịch văn hóa – lịch sử Hà Nội. Hội nghị nằm trong khuôn khổ Lễ Hội Du Lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” được tổ chức từ ngày