Kinh tế số, xu thế tất yếu trong nền kinh tế quốc dân
Kinh tế số (Digital Economy) là nền kinh tế ra đời và phát triển dựa trên việc ứng dụng công nghệ số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), bao gồm tất cả các lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, du lịch, logistics, tài chính, ngân hàng…). Về bản chất, kinh tế số được vận hành chủ yếu bằng các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet, giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu…
Trên thế giới, kinh tế số hình thành từ thập kỉ 90 thế kỉ XX khi Internet bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Quá trình phổ biến Internet và công nghệ kĩ thuật số tạo cơ hội cho con người, đặc biệt giới trẻ tiếp cận, kết nối đi vào thị trường kinh tế số.
Ngày nay, kinh tế số được hầu hết các quốc gia đặc biệt quan tâm, ứng dụng. Nhờ đó, phát triển hệ thống hàng hoá, dịch vụ, bảo đảm tính minh bạch, gián tiếp làm giảm lượng tiền mặt, góp phần ngăn chặn tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến, kiểm soát tốt nền kinh tế nói chung.
Kinh tế số mang lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn trên toàn cầu. Mọi doanh nghiệp lớn đều liên quan đến những nền tảng số, kĩ thuật số thuộc Google, Apple, Amazon, Microsoft, Alibaba… Thế mạnh mà kĩ thuật số mang lại là làm tăng trưởng thương mại, điện tử, thúc đẩy con người sử dụng Internet và phát triển hệ thống hàng hoá, dịch vụ kĩ thuật số.
Nhiều nước phát triển ứng dụng mạnh mẽ 5G trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư, hội nhập quốc tế, đem lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hà Lan… có tỉ lệ tăng trưởng khá cao trong GDP.
Đẩy mạnh công nghệ số, kinh tế số là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, mang tính tất yếu. Ảnh minh họa
Một số nước Đông Nam Á cũng có tốc độ phát triển nhanh. Singapore là nước luôn dẫn đầu khối ASEAN về tốc độ phát triển kinh tế số, do coi trọng xây dựng cơ chế, chính sách phát triển tổng thể mạng mang tên IN 2015 nhằm xây dựng “một quốc gia thông minh, một thành phố toàn cầu” nên có tỉ lệ người dùng internet đạt 88,16%. Nền kinh tế Malaysia đứng thứ 3 ASEAN, xếp thứ 33 trên thế giới và thứ 12 châu Á là quốc gia đầu tiên thành lập dự án 5G Task Force, nghiên cứu và đề xuất cho Chính phủ về chiến lược triển khai 5G toàn diện, giúp các doanh nghiệp phát triển công nghệ, thu hút vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong nông dân ứng dụng kĩ năng truyền thông để quảng cáo, kinh doanh bán hàng, nâng cao thu nhập.
Việt Nam là quốc gia dân số chưa đến mức già hoá, có khả năng tiếp cận công nghệ cao, nhiều tiềm năng xây dựng về kinh tế số với những lợi thế có thể tạo ra những đột phá trên thương trường và đã phát triển mạnh mẽ từ trong thập niên 2010 đến nay. Tốc độ gia tăng kĩ thuật số và kinh tế số ở mức khá trong khối ASEAN với hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin tiên tiến, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao (trên 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh).
Tính đến năm 2020, cả 3 nhà mạng điện thoại di động lớn (Viettel, VNPT, Mobifone) đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thí nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ số, thúc đẩy mạnh mẽ kĩ thuật số và phát triển kinh tế số. Đặc biệt, nước ta đã làm chủ và sản xuất được các thiết bị 5G, bước tiến mang ý nghĩa chiến lược phát triển viễn thông - công nghệ thông tin quốc gia.
Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, phần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy), đóng góp không nhỏ trong quá trình hội nhập của Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Điều quan trọng là giúp Việt Nam tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), phát triển doanh nghiệp thông minh, thúc đẩy nền kinh tế số trong toàn hệ thống chính trị, trong các doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp buộc phải đổi mới quy trình truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng, làm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh. Đây là quá trình đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước trong phát triển kinh tế số, hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt.
Từ hoạt động trong lĩnh vực này, nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên nhanh chóng, bền vững, tốc độ tăng khá nhanh: Năm 2018 - 2019 tăng vọt 10 bậc, xếp thứ 67/141 nền kinh tế toàn cầu là kết quả vận dụng công nghệ số để hội nhập sâu rộng, đặc biệt sau đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, đang hướng tới bắt kịp các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.
Năm 2020 kinh tế số đạt 14 tỉ USD, năm 2021 đạt 18 tỉ USD, năm 2022 đạt 23 tỉ USD (tăng 28% so với năm 2021, chiếm hơn 7% GDP). Năm 2020 tỉ trọng hàng hoá có tổng giá trị lớn nhất khu vực (đạt 4% GDP), tiếp đến là Singapore (3,2% GDP), Indonesia (2,9% GDP), Thái Lan và Malaysia (2,7% GDP), Philippines (1,6% GDP). Dự kiến năm 2025 giá trị kinh tế số của nước ta có thể chạm mốc 43 tỉ USD, thậm chí 50 tỉ USD như một số tổ chức quốc tế dự báo.
Lợi ích của kinh tế số có nhiều, trước hết là giảm chi phí giao dịch trong ngành tài chính. Trước đây, giao dịch phải ra chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể hoàn tất ngay trên điện thoại thông minh chỉ trong vài giây; tiếp đến giảm sự bất cân xứng về thông tin giúp con người tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen của người dùng mỗi khi tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ. Từ đó, nâng hiệu quả tự động hoá, chu kì sản xuất được rút ngắn, bảo đảm chất lượng cao, giảm mạnh tầng lớp trung gian, liên kết cung - cầu diễn ra trên nền tảng số, thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả cao hơn.
Ở nước ta, tốp 10 các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có thể kể đến các Công ty TNHH Shopee, Recess, Grab, Woowa, Brothers Việt Nam, Tiki, Công ty CP Thương mại công nghệ GOVIET, Công ty công nghệ Sen Đỏ, Công ty CP Foody, Công ty CP BE GROUP. Dịch vụ thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi trong mua sắm, sử dụng nhiều nhất trên website chiếm 21,3 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về du lịch, thực phẩm, thực phẩm chức năng, sức khoẻ, làm đẹp; 14,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về đào tạo trực tuyến, tư vấn hồ sơ pháp lí, thuế, tài chính, môi giới việc làm, tư vấn du học, thiết kế xây dựng, kiến trúc mới… và nguồn thu chính là từ quảng cáo chiếm 36,7%, dịch vụ bán hàng 24,8%…
Mặt trái, tiêu cực nghiêm trọng của công nghệ số là một bộ phận người có kĩ năng sử dụng dịch vụ thương mại điện tử vào việc đánh bạc trực tuyến, cá độ bóng đá, bạo hành trên mạng, đặc biệt lừa đảo chiếm đoạt tài sản… gây mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội, an ninh con người và tác động xấu vào chính sách an sinh xã hội.
Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính đang phát triển hơn cả vũ bão, ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ số và tác động vào cả kinh tế số.
Đẩy mạnh công nghệ số, kinh tế số là một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, mang tính tất yếu. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “…yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”. Mục tiêu là phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số của nước ta chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP…
Chính sách xã hội là hệ thống cơ chế, chính sách bao gồm chương trình, giải pháp của Đảng, Nhà nước bảo đảm tiến...
Bình luận