4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ

Nếu trẻ bộc lộ 4 đặc điểm này từ nhỏ, thường có xu hướng nhạy cảm, tự ti và nhút nhát.

Theo một số nghiên cứu, tính cách của trẻ lúc nhỏ sẽ không thay đổi nhiều khi lớn lên. Những đặc điểm tâm lý và hành vi mà trẻ thể hiện trong giai đoạn đầu đời thường phản ánh những phần cốt lõi trong tính cách. Nếu trẻ có 4 đặc điểm này từ nhỏ, khi lớn lên, có xu hướng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. 

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 1

Rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện

Khi còn nhỏ, trẻ rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện, luôn nghe lời, không dám phản kháng. Sự vâng lời mù quáng dần trở thành thói quen, và không có chính kiến riêng. Trong gia đình, kiểu trẻ này thường được bố mẹ chỉ bảo từng bước, và sự tuân thủ đó được coi là một phẩm chất tốt. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến những hệ lụy trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ.

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 2

Lâu dần trẻ quen với việc không dám bày tỏ chính kiến, không biết đấu tranh vì lợi ích của mình và thường tự kìm nén bản thân. Khi gặp phải những tình huống cần đưa ra quyết định hoặc tranh luận, trẻ có thể cảm thấy bối rối và không tự tin. 

Hơn nữa, sự thiếu chính kiến có thể dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng. Khi trẻ không có khả năng tự định hình bản thân, dễ cảm thấy lạc lõng. Cảm giác này thường kéo dài đến tuổi trưởng thành, khiến trẻ không dám theo đuổi ước mơ hoặc thể hiện bản thân. Hoặc dần trở thành những người lớn phụ thuộc vào ý kiến của người khác, không dám đưa ra quyết định cho chính mình.

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 3

Tính cách thay đổi thất thường

Nguyên nhân khiến trẻ có tính khí thất thường, có thể một trong bố hoặc mẹ không làm chủ được cảm xúc. Đa phần trẻ bắt chước một cách vô thức, dần trở thành tính cách của riêng. Khi trẻ lớn lên trong môi trường mà cảm xúc của bố mẹ không được kiểm soát, trẻ dễ dàng học theo những phản ứng tiêu cực đó, hình thành thói quen hành xử tương tự.

Theo một số tài liệu nghiên cứu, tính cách thất thường cũng là dấu hiệu EQ thấp. Bởi trẻ sẽ tức giận bất cứ lúc nào, bất kể dịp gì. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tạo ra những tình huống căng thẳng trong gia đình. Những cơn giận dữ bất ngờ có thể khiến trẻ trở thành trung tâm của sự chú ý không mong muốn, làm cho bầu không khí rất khó xử, bản thân trẻ cũng khó hòa hợp với người khác.

Trẻ thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc cũng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề. Khi đối mặt với những tình huống khó khăn, thay vì tìm kiếm giải pháp hoặc bình tĩnh thảo luận, trẻ có thể chọn cách phản ứng bằng cơn giận. Điều này làm cho trẻ cảm thấy bất, những người xung quanh ngại ngùng, từ đó tạo ra khoảng cách trong các mối quan hệ. 

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 4

Tính cách thay đổi thất thường.

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 5

Quá phụ thuộc vào bố mẹ

Khi còn nhỏ, trẻ phụ thuộc vào bố mẹ là điều bình thường. Nhưng khi lớn lên trong sự phụ thuộc, khiến trẻ giảm đi khả năng tự lập, không hiểu rõ bản thân và dễ dàng đánh mất cơ hội.

Khi trẻ không có cơ hội để thử nghiệm, khám phá và học hỏi từ những sai lầm, dần mất đi khả năng phản ứng linh hoạt trước những thách thức trong cuộc sống.

Người hiểu rõ trẻ nhất chính là bản thân. Trẻ có thể tìm lời khuyên tốt từ bố mẹ, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là do trẻ đưa ra. Việc lắng nghe ý kiến của người khác là quan trọng, nhưng nếu trẻ không biết cách đưa ra quyết định, sẽ dễ rơi vào trạng thái bất an và thiếu tự tin. 

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 6

Trẻ quá phụ thuộc vào bố mẹ làm giảm đi khả năng tự lập.

Hơn nữa, khi trẻ luôn tìm kiếm sự chấp thuận từ người khác, dần thiếu quyết đoán. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, tác động tiêu cực đến sự nghiệp sau này. Trẻ không dám theo đuổi đam mê, không dám nắm bắt cơ hội.

Để tránh tình trạng này, bố mẹ cần xây dựng môi trường khuyến khích sự độc lập của trẻ. Thay vì luôn bảo vệ và giải quyết mọi vấn đề, bố mẹ nên cho trẻ cơ hội để tự mình đối mặt với thách thức.

Khi trẻ có được sự tự tin vào bản thân, dần dần học cách đưa ra quyết định, chịu trách nhiệm cho những lựa chọn và không ngại bước ra khỏi vùng an toàn.

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 7

Khả năng phục hồi sau thất bại kém 

Trẻ khi gặp phải chút thất bại dễ mất bình tĩnh, không chịu được lời chỉ trích. Sự nhạy cảm quá mức trước những lời phê bình khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt, từ đó hình thành tâm lý phụ thuộc vào sự công nhận từ người khác.

Khi trẻ chỉ tìm kiếm sự khẳng định từ bên ngoài mà không dám nhìn nhận những thiếu sót hay điểm yếu của bản thân, dẫn đến sự thiếu tự tin và sợ hãi khi phải đối mặt với thử thách trong tương lai.

Vì vậy, đa phần trẻ khi gặp phải thất bại, có xu hướng đổ lỗi cho người khác, tự đánh giá quá cao bản thân.Trẻ thường không chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, dẫn đến việc thiếu khả năng học hỏi từ sai lầm.

4 đặc điểm tính cách trẻ lớn lên dễ tổn thương, bố mẹ đừng phớt lờ - 8

Bố mẹ nên chú ý bồi dưỡng tính độc lập, giữ cho cảm xúc của trẻ ổn định.

Sự thiếu trách nhiệm và thái độ đổ lỗi có thể cản trở sự phát triển cá nhân, gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội.

Nếu trẻ có bốn đặc điểm này từ nhỏ, thường có xu hướng nhạy cảm, tự ti, cảm thấy mình không có giá trị trong mắt người khác.

Vì vậy, bố mẹ nên chú ý bồi dưỡng tính độc lập, giữ cho cảm xúc của trẻ ổn định, và giúp trẻ hiểu rõ bản thân. Hãy khuyến khích trẻ tự đánh giá và chấp nhận cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm của mình.

Đồng thời, tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ có thể tự do bày tỏ cảm xúc mà không sợ bị chỉ trích. Hãy để trẻ hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên trong cuộc sống, cũng như có cơ hội để học hỏi và phát triển. 

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thị trường tài chính chờ đợi cuộc gọi giữa ông Donald Trump - Tổng thống Nga Putin

Thị trường tài chính chờ đợi cuộc gọi giữa ông Donald Trump - Tổng thống Nga Putin

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ sau phiên tăng điểm trước đó, trong khi thị trường đang theo dõi sát cuộc gọi giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin về thỏa thuận hòa bình Ukraine. Bên cạnh đó, CEO Nvidia Jensen Huang dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị GTC, đề cập đến chiến lược của hãng trước sự cạnh tranh trong lĩnh vực chip AI.

Sắp diễn ra Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025

Sắp diễn ra Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 dự kiến tổ chức trong 3 ngày, từ 11-13/4/2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới", tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Xung đột Nga - Ukraine khiến gã khổng lồ năng lượng Gazprom bốc hơi 13 tỷ USD

Xung đột Nga - Ukraine khiến gã khổng lồ năng lượng Gazprom bốc hơi 13 tỷ USD

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ghi nhận khoản lỗ ròng gần 13 tỷ USD trong năm 2024, đánh dấu sự sụt giảm mạnh so với lợi nhuận của năm trước. Nguyên nhân chính là giá trị thị trường của công ty con Gazprom Neft lao dốc và sự mất mát khách hàng châu Âu sau xung đột với Ukraine. Dù Nga nỗ lực tìm thị trường thay thế, tương lai của Gazprom vẫn phụ thuộc vào khả năng nối lại hợp tác v

Forever 21 nộp đơn xin bảo hộ phá sản

Forever 21 nộp đơn xin bảo hộ phá sản

Chuỗi bán lẻ thời trang Forever 21 vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lần thứ hai trong vòng sáu năm. Công ty dự kiến đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng tại Mỹ do không thể cạnh tranh với các đối thủ thương mại điện tử như Shein và Temu. Dù vẫn đang tìm kiếm người mua lại, nhưng cơ hội để Forever 21 tiếp tục hoạt động tại Mỹ ngày càng mong manh.