4 điểm khác biệt "kỳ lạ" giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà sau hơn 10 năm
Mối quan hệ gần gũi mà trẻ thiết lập với người chăm sóc chính, có tác động đáng kể đến phát triển nhân cách.
Giấc ngủ là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nơi trẻ ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tâm lý và sự phát triển. Vì vậy, việc trẻ ngủ với bà hay với mẹ đều lợi ích và ảnh hưởng riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trong gia đình.
Trẻ sẽ gần gũi với người ngủ cùng
Dẫn chứng từ câu chuyện gia đình chị A Hinh (Trung Quốc). Khi hai đứa trẻ sinh đôi mới chào đời, cậu em trai không được khỏe mạnh và phát triển tốt như anh.
Vì vậy, vợ chồng chị đã chủ động đón bà nội dưới quê lên hỗ trợ chăm cháu. Vào mỗi buổi tối, cậu em trai ngủ ngon hơn khi ngủ cùng bà. Vì vậy, theo thời gian cậu bé có thói quen gần gũi với bà hơn.
Vì mối quan hệ thân thiết được hình thành một cách vô thức này nên bà nội luôn vô thức thiên vị đứa cháu út khi chăm sóc hai anh em.
Ví dụ, khi hai đứa trẻ khóc cùng một lúc, bà thường sẽ an ủi người em nhỏ hơn trước. Ngay cả khi hai đứa trẻ cùng ngã, bà nội vô thức giúp đỡ em trai trước, vì cho rằng cháu nhỏ yếu đuối, cần được chăm sóc nhiều hơn...
Trẻ sẽ gần gũi với người ngủ cùng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mối quan hệ gần gũi mà trẻ thiết lập với người chăm sóc chính có tác động đáng kể đến phát triển nhân cách.
Mặc dù là cặp song sinh giống hệt nhau và được giáo dục tương tự về thức ăn, đồ uống, giải trí và vui chơi, nhưng về cơ bản, trẻ có những người chăm sóc chính khác nhau.
Người anh trai quấn quýt với mẹ hơn, trong khi đó cậu em trai thích đến nhờ bà nội giúp đỡ khi gặp bất kỳ vấn đề gì.
Chính vì vậy, những khác biệt tinh tế dần xuất hiện giữa hai anh em về sự gắn bó tình cảm và phát triển tính cách.
Sự khác biệt giữa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bà sau 10 năm như thế nào?
Khoảng cách giữa người thường không đột nhiên được nới rộng mà hình thành dần theo thời gian.
Có thể, bố mẹ chưa nhận ra sớm, nhưng khi đã hình thành nếp sống trong thời gian dài, sẽ bộc lộ một số điểm khác khác biệt trong cách nuôi dạy con, cũng như tính cách ở trẻ.
Cụ thể, có những khoảng trống trong 4 lĩnh vực sau.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Sự khác biệt về cảm giác an toàn và sự vui vẻ
Một cuộc khảo sát trên 1.000 trẻ em do một cơ quan phát triển tại Trung Quốc thực hiện, cho thấy 70% trẻ ngủ với mẹ có cảm giác an toàn cao hơn, trong khi đó chỉ có 60% trẻ ngủ với bà có cảm giác an toàn cao.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này chủ yếu như sau:
Trước hết, từ khi mang thai đến khi cho con bú, mối liên hệ sinh lý và tình cảm tự nhiên với mẹ, sẽ khiến trẻ hình thành sự gắn bó sâu sắc nhất với mẹ trước tiên, không gì có thể thay thế được.
Thứ hai, các bà mẹ có thể quan sát và đáp ứng nhu cầu của con nhạy cảm và nhanh chóng hơn. Ví dụ, nếu trẻ thức dậy vì đói và khóc vào ban đêm, người mẹ có thể thức dậy để cho trẻ bú nhanh hơn.
Ngoài ra, do mối quan hệ gần gũi giữa hai thế hệ, bà thường bảo bọc cháu hoặc đôi khi nuông chiều quá mức, khiến trẻ giảm khả năng đối mặt thử thách và ứng phó với sự độc lập, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển cảm giác an toàn.
Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện, cảm giác an toàn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ em có cảm giác an toàn mạnh, nhận thức tích cực về giá trị của bản thân nên tự tin và vui vẻ hơn. Trong khi trẻ có cảm giác an toàn yếu sẽ nghi ngờ bản thân và tương đối nhút nhát, phụ thuộc vào người khác.
Sự khác biệt trong biểu hiện cảm xúc
Một nghiên cứu kéo dài 11 năm của Đại học Essex đã phát hiện, trẻ sơ sinh ngủ cùng giường với bố mẹ phát triển tốt hơn về mặt cảm xúc và hành vi.
Trước khi đi ngủ là thời điểm trẻ thư giãn và sẵn sàng thể hiện cảm xúc của mình nhất. Bố mẹ ngày nay nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian vàng này, để tạo ra những tương tác chất lượng cao với con.
Vì vậy, trước khi đi ngủ, các bà mẹ thường trao đổi tình cảm sâu sắc với con thông qua câu chuyện, trò chuyện cởi mở, kiên nhẫn lắng nghe suy nghĩ, hướng dẫn con bộc lộ cảm xúc bên trong.
Trong khi đó, ông bà có xu hướng chú ý nhiều hơn đến các chi tiết của cuộc sống, chẳng hạn như liên tục thúc giục cháu sớm đi ngủ. Kiểu bầu bạn này với mục đích "dỗ trẻ ngủ" nhanh, nhưng vô tình làm giảm cơ hội giao tiếp cảm xúc.
Sự khác biệt về khả năng học tập và phát triển nhận thức
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, trẻ ngủ với mẹ thường có khả năng học tập và phát triển nhận thức tốt hơn.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Rhode Island đã thu thập dữ liệu về việc ngủ chung giường từ trẻ sống tại California ở độ tuổi 5 tháng, 3 tuổi, 4 tuổi và 6 tuổi.
Sau đó, trẻ được kiểm tra khả năng vận động thị giác, nhận dạng đọc và vốn từ vựng hình ảnh bằng thang đo trí thông minh Wechsler.
Kết quả cho thấy, những trẻ ngủ với bố mẹ có điểm số khả năng nhận thức cao hơn sau khi kiểm soát giới tính và tình trạng kinh tế.
Các nhà nghiên cứu tin rằng có hai lý do chính dẫn đến sự khác biệt này.
Trước hết, các bà mẹ có xu hướng khuyến khích giáo dục và tương tác nhiều với con trước khi ngủ, điều này gián tiếp cải thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ, tư duy logic và khả năng hiểu của trẻ.
Thứ hai, trẻ ngủ với mẹ thường có cảm giác an toàn và gắn bó hơn, giúp phát triển sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và khả năng học tập.
Sự khác biệt trong biểu hiện cảm xúc.
Sự khác biệt về tính độc lập
Một nghiên cứu từ Đại học Alberta cho thấy, trẻ em ngủ cùng bố mẹ sẽ tự chủ hơn (ví dụ, có thể tự mặc quần áo) và độc lập hơn về mặt xã hội (ví dụ, có thể tự kết bạn) trong những năm học mẫu giáo.
Thuyết "tách biệt-cá thể hóa" của nhà tâm lý học Mahler chỉ ra, nếu trẻ sơ sinh nhận được sự chăm sóc ổn định và phản ứng cảm xúc từ mẹ trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi, một hòn đảo an toàn của "người mẹ tốt" sẽ được hình thành trong tim trẻ, giúp trẻ tự tin rời xa mẹ để khám phá thế giới và dần dần phát triển tính tự chủ và độc lập.
Việc vun đắp tính độc lập đòi hỏi phải có nền tảng là cảm giác an toàn đầy đủ. Trẻ ngủ với mẹ có cảm giác an toàn, do đó chúng tương đối độc lập hơn.
Bình luận