4 giai đoạn phát triển não bộ "đỉnh cao", nắm bắt 1 trong số đó trẻ sẽ có IQ phi thường
Có 4 giai đoạn phát triển não trong cuộc đời của trẻ, bố mẹ nên chú ý rèn luyện cho con.
Trên thực tế, ngoài gen bẩm sinh, môi trường sống, phương pháp nuôi dạy... ảnh hưởng lớn đến trí thông minh của trẻ.
Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu và phát hiện, trẻ em sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển não bộ đỉnh cao trong quá trình tăng trưởng. Nếu bố mẹ nắm bắt và có phương pháp giáo dục phù hợp, trẻ sẽ có triển vọng lớn trong tương lai.
Vậy 4 "giai đoạn đỉnh cao" phát triển não bộ của trẻ là khi nào? Bố mẹ nên làm gì?
Giai đoạn hình thành cảm giác trước 6 tháng tuổi
Chu kỳ dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi là “ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn”, nên việc chăm sóc trẻ ở giai đoạn này cần đảm bảo trẻ không bị đói, ốm.
Nhịp điệu thực sự của sự phát triển não bộ là trong 6 tháng đầu đời, các kết nối synap não đang trong "giai đoạn hình thành bùng nổ", với 700-1000 kết nối synap mỗi giây. Vì vậy, nếu trẻ được rèn luyện tốt ở giai đoạn này thì nền tảng nhận thức sẽ càng vững chắc.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Bố mẹ có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để giúp trẻ kích hoạt các đường dẫn cảm giác trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Ví dụ, chọn nhiều chất liệu khác nhau, chẳng hạn như vải nhung, cotton hoặc bóng massage dạng hạt, để massage tay, chân cho bé và kích hoạt các dây thần kinh xúc giác của bé.
Hay sử dụng các tấm thẻ sọc đen trắng và các tấm thẻ có họa tiết hình học nhiều màu sắc để chơi trò chơi theo dõi thị giác. Khi trẻ lớn hơn, có thể sắp xếp các mẫu có độ tương phản cao để rèn luyện khả năng quan sát.
Trước 6 tháng tuổi là giai đoạn hình thành cảm giác.
Giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ thường hoàn thành quá trình nói và tổ chức ngôn ngữ ở độ tuổi từ 1 đến 3. Tuy nhiên, nhiều trẻ diễn đạt ngôn ngữ kém, đây là kết quả của việc bỏ lỡ quá trình đào tạo chuyên sâu trong giai đoạn vàng.
Bởi vì trước khi trẻ bắt đầu nói, não bộ sẽ trải qua một quá trình xây dựng quan trọng, giống như việc xây dựng một ngôi nhà. Cần phải có thời gian để xây dựng một nền móng vững chắc, trước khi đến các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, nhiều chưa nắm bắt được logic cơ bản và nghĩ rằng trẻ sẽ tự nhiên biết nói khi lớn lên.
Thực tế, sự khác biệt trong cách diễn đạt ngôn ngữ của trẻ có liên quan rất nhiều đến lượng từ vựng tiếp thu trước 3 tuổi. Khi trẻ chậm lại ở giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng diễn đạt ngôn ngữ, hiểu biết và giao tiếp.
Tất nhiên, nếu không có sự kích thích ngôn ngữ, sự phát triển não bộ của trẻ có thể chậm lại.
Trẻ thường hoàn thành quá trình nói và tổ chức ngôn ngữ ở độ tuổi từ 1 đến 3.
Vậy bố mẹ sẽ đặt nền móng như thế nào ở giai đoạn này?
Không thể phủ nhận rằng vốn từ vựng hàng ngày chính là nền tảng để trẻ học nói.
Bố mẹ có thể xem trẻ như người bạn trò chuyện. Không cần phải lo lắng về việc trẻ có hiểu được hay không. Bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản để nói chuyện với trẻ về nhiều vấn đề bình thường trong cuộc sống như ăn uống và vui chơi.
Ví dụ "Hôm nay chúng ta ăn trứng rán với cà chua vào bữa trưa."
"Hôm nay trời nắng đẹp quá, con có muốn ra ngoài chơi không?"
Lúc đầu, có thể chỉ nhận được những phản hồi lắp bắp, nhưng việc tiếp thu ngôn ngữ không phải là chuyện có thể thành công ngay lập tức. Đây là quá trình đòi hỏi sự kiên trì lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy trò chuyện và trao đổi nhiều hơn với trẻ để tích lũy tài liệu và mở ra thời kỳ bùng nổ ngôn ngữ.
Giai đoạn phát triển nhận thức từ 3 đến 6 tuổi
Trẻ 3 tuổi là bước ngoặt trong quá trình phát triển. Sau 3 tuổi, tư duy của trẻ dần chuyển từ cụ thể sang trừu tượng. Trẻ hiểu rằng số 5 có thể tượng trưng cho 5 quả táo hoặc 5 món đồ chơi.
- Trẻ bắt đầu hiểu rằng ký hiệu + có nghĩa là tăng hoặc nhiều hơn.
- Trẻ thậm chí có thể phân loại mối quan hệ logic đơn giản của "bởi vì...vì vậy..."
Bộ não của trẻ ở giai đoạn này giống như một chiếc máy tính đột nhiên được nâng cấp hệ thống và có thể xử lý các tác vụ phức tạp một cách trôi chảy hơn.
Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể sử dụng sách tranh, trò chơi và các công cụ khác để xây dựng cầu nối logic cho trẻ, giúp tư duy phát triển lên trình độ cao hơn.
Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển nhận thức.
Ví dụ, hãy cho trẻ xem một bức tranh trong sách. Trời mưa và chú gấu nhỏ không có ô. Và hỏi rẻ nên làm gì? Sau đó hướng dẫn trẻ quan sát và suy ra một số kết quả.
Bố mẹ cũng có thể biến cuộc sống thành cơ hội để trẻ học tập. Ví dụ, trước khi đi mua sắm ở siêu thị, hãy cùng trẻ lập kế hoạch mua sắm và hỏi "Chúng ta nên chuẩn bị những gì trước khi ra ngoài? Nước tương và các loại gia vị khác mà mẹ cần mua nên để ở khu vực nào?"
Bằng cách này, khả năng suy luận logic và tổ chức của trẻ có thể được rèn luyện từng bước.
Giai đoạn xây dựng quy tắc trước khi vào trường học ở độ tuổi 6
Một số phụ huynh phàn nàn rằng con mình không thể ngồi yên và không khó trung trong lớp.
Trong trường hợp này, có khả năng là trẻ đang lần đầu tiên hình thành ý thức về các quy tắc theo hướng sai lệch.
Đối với trẻ em từ 6-7 tuổi, trước khi vào tiểu học, “ thùy trán” của não bộ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Vùng não này chịu trách nhiệm về khả năng phán đoán, lập kế hoạch, lý luận và kiểm soát cảm xúc.
Nếu bố mẹ muốn trẻ hiểu được các quy tắc và tuân thủ trật tự trong tương lai, hãy truyền đạt ý thức về các quy tắc cho con ngay từ đầu.
Bố mẹ nên làm gì cụ thể?
Khi thiết lập các quy tắc, không nên rao giảng những nguyên tắc lớn lao mà hãy bắt đầu bằng những điều nhỏ trong cuộc sống và cho trẻ hiểu các quy tắc đó là gì.
Ví dụ, trẻ nên rửa tay trước khi ăn và khi đi ra ngoài về.
Một số quy tắc quan trọng nên dạy trẻ trước 6 tuổi.
Thiết lập các quy tắc trong cuộc sống và tuân thủ cùng con. Tất nhiên, trẻ ở giai đoạn này dường như có hàng trăm ngàn câu hỏi trong đầu.
Lấy ví dụ về vấn đề nhỏ như rửa tay, một số trẻ có thể hỏi câu hỏi “Tại sao chúng ta cần phải rửa tay?”
Bố mẹ không nên bỏ qua câu hỏi nghĩ rằng trẻ đang phản biện. Ngược lại, đây chính là sự phát triển tư duy logic cơ bản của trẻ.
Khi đối mặt với những câu hỏi, bố mẹ nên kiên nhẫn, giải thích với trẻ rằng cuộc sống có rất nhiều vi khuẩn và rửa tay chính là quá trình loại bỏ vi khuẩn.
Tất nhiên, bố mẹ có thể gặp phải những vấn đề khó khăn vượt quá khả năng nhận thức của mình. Trong trường hợp này, hãy sử dụng các nguồn trực tuyến để tìm kiếm và xác minh câu trả lời với con, điều này kích thích sự phát triển não bộ.
So với điểm số cao hay thấp, việc phát triển thói quen học tập tốt là điều nên làm ở giai đoạn này. Sự hướng dẫn khoa học và sự đồng từ bố mẹ là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Nếu nắm được 4 giai đoạn này, chỉ số IQ của trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Tất nhiên, nếu chúng bỏ lỡ một trong những giai đoạn vàng thì vẫn chưa quá muộn để bắt đầu. Sự bao dung và hướng dẫn của bố mẹ chính là “vàng ngọc” tốt nhất cho trẻ phát triển.
Bình luận