4 hành động lạ bé sơ sinh muốn nói "yêu mẹ", kiểu cuối phổ biến nhưng nhiều mẹ Việt lại né làm bé buồn
Trong những năm tháng đầu đời, mẹ là người gần gũi với trẻ nhất. Vì vậy, trẻ nhỏ sẽ có những hành vi bám mẹ, muốn thể hiện tình yêu thương đối với mẹ.
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy em bé, một số bà mẹ đã phàn nàn về việc bị con tát, cào, cắn vô cớ, thậm chí còn bị giật tóc. Đây là những hành động nhìn tính chất bề ngoài thì có phần hơi hướng "bạo lực", khiến không ít ông bố bà mẹ khóc thét vì đau đớn.
Nhưng thực chất, những hành vi này của bé không phải là bộc lộ tính cách hung hăng, hoặc vì bố mẹ khiến bé khó chịu. Có thể mẹ không tin, nhưng trái với điều đó thì những hành vi lạ lùng sau là bé đang muốn nói “Mẹ ơi, con yêu mẹ”. Bởi vì chưa đủ khả năng để bày tỏ tình yêu thương đối với mẹ qua lời nói, nên trẻ nhỏ sẽ thể hiện qua các hành động "tiếp xúc thân mật" này.
4 hành động "lạ" thể hiện tình yêu thương của bé dành cho mẹ
Giật tóc mẹ
Khi bế em bé ở trên tay, bé thường có hành động túm tóc mẹ không buông. Cho dù buộc thành đuôi ngựa, buộc thành búi cũng vô dụng, năm ngón tay của bé đều nắm lấy, trực tiếp chọc vào gốc tóc, ôm chặt không chịu buông, có đứa còn ôm cả lúc ngủ.
Lúc này, mẹ đừng bao giờ trừng phạt bé bằng cách đánh vào tay. Vì đây thực chất là phản ứng nắm bắt tự nhiên của đôi bàn tay nhỏ bé của bé, bé đang tìm cảm giác an toàn hoặc muốn chơi với mẹ.
Nắm là hành động phản xạ bẩm sinh, mỗi khi được bế lên, bé sẽ nắm tóc, quần áo một cách tự nhiên. Thay vì bực bội rồi la mắng hay đánh con, mẹ nên cảm thấy vui mừng vì hành động này chứng tỏ kỹ năng vận động của trẻ đang phát triển, đồng thời các gian quan và trí não cũng trở nên nhạy bén hơn.
Trẻ sơ sinh rất thích giật tóc mẹ, đây cũng là hành động thể hiện sự gần gũi với mẹ của bé.
Cắn vào tay, mặt mẹ
Nhiều bà mẹ sẽ phát hiện đứa con nhỏ của mình thỉnh thoảng sẽ cắn mình, cắn xong sẽ thỏa mãn ngẩng đầu nhìn mình cười khúc khích, khiến mẹ dù tức giận nhưng vì vẻ đáng yêu này nên sẽ không nỡ mắng bé.
Thực sự không phải bé cố tình làm đau mẹ, mà cách trực tiếp nhất để bé nhận thức thế giới là “cho vào miệng và nếm”. Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn cơ miệng dần hoàn thiện, vậy nên sẽ có lúc cắn lúc mút, đó là trạng thái bình thường để trẻ cảm nhận một cách chân thực và gần gũi nhất mọi thứ xung quanh mình.
Bé thích cắn trong thời kỳ ngậm, vì thế lúc này mẹ có thể cung cấp đồ chơi đã được đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bé tương tác cùng, thậm chí có thể khuyến khích cho bé cắn nó. Tuy nhiên bố mẹ phải trực tiếp chơi cùng và quan sát cẩn thận, tránh trường hợp con bị hóc dị vật trong quá trình vui chơi.
Thực phẩm có kết cấu khác nhau, đặc biệt là thực phẩm lành mạnh với hương vị giòn, trong một bữa ăn nhẹ cũng có thể làm thoả mãn nhu cầu của răng miệng trẻ lúc này, như vậy thì bé sẽ giảm hành vi cắn vào tay và mặt mẹ một cách hiệu quả, và thay vào đó là bé sẽ được cắn đồ ăn.
Bò quanh mẹ
Trẻ em vô cùng đáng yêu, và sự hiếu động có thể kích thích trẻ dồn hết năng lượng để vui chơi cả ngày. Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy kiệt sức vì chăm sóc bé suốt một ngày dài, nhưng đứa trẻ thì vẫn sẽ hăng hái bò xung quanh mẹ, chộp lấy điện thoại của mẹ, bò lên bụng mẹ, hoặc cuộn tròn trong vòng tay của mẹ.
Đứa trẻ sẽ cố gắng hết sức để đến gần và bám lấy mẹ nhiều hơn, như một hành động thể hiện sự yêu thương của mình dành cho mẹ. Đồng thời, cũng là muốn mẹ biết bản thân rất cần mẹ bên cạnh, cần mẹ pha sữa, cần mẹ lau mông, cần mẹ ru ngủ, tóm lại là cần mẹ mọi lúc mọi nơi.
Quả thật, điều này sẽ rất khó đối với những bà mẹ bận rộn công việc, nhưng mẹ phải cố gắng hết sức để kìm nén sự nóng nảy, đừng nóng giận, đừng từ chối bé. Đây là tất cả những gì con có thể làm để truyền tải đến mẹ một thông điệp rằng "con yêu mẹ và muốn được ở bên mẹ".
Đánh vào mặt mẹ
Trên thực tế, tình huống dở khóc dở cười, khi các bà mẹ đang ôm em bé chơi đùa trong khung cảnh đầm ấm, hòa thuận thì bất ngờ bị em bé tát vào mặt, sẽ là tình huống mà hầu như bà mẹ nào cũng sẽ gặp phải, thậm chí là có tần suất lặp đi lặp lại trong quá trình chăm sóc đứa trẻ hàng ngày.
Ngoáy lỗ mũi, tát vào mặt, là những hành động đáng yêu, trông giống như em bé đang tập luyện "võ công" và muốn được biểu diễn cho mẹ nhìn thấy. Thông thường, trước sự “tấn công dữ dội” bất ngờ, một số bà mẹ thường sẽ tỏ ra rất tức giận vì đau đớn, thậm chí còn hét lên, hoặc đánh trẻ để bé dừng lại, như một phản xạ có điều kiện và từ chối hành động này một cách phũ phàng.
Nhưng thực ra, đây không phải là đứa bé đang đánh mẹ, mà là một cách để bé thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với mẹ. Do khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này còn thiếu, nên việc chạm vào mẹ, hành động đơn giản này cũng sẽ là một thử thách rất lớn đối với các bé nhỏ.
Việc hoàn thành một động tác chạm không chỉ cần sự phát triển của xúc giác và thị giác, mà còn cần sự phối hợp của tay và cả các nhóm cơ trên cơ thể. Và khi các vận động tinh và vận động thô chưa phát triển tốt, bé không thể kiểm soát được sức mạnh và tốc độ của chính mình. Dù muốn chạm vào mẹ và đến gần mẹ hơn, nhưng khi trẻ thực sự hành động, nó lại dễ hiểu lầm thành đánh, cào...
Để cảm nhận rõ hơn về mẹ, trẻ sơ sinh sẽ có hành vi sờ mặt mẹ khi mẹ và bé tiếp xúc gần nhau.
Tại sao người bị "tổn thương" luôn là mẹ?
Nói đến đây, có lẽ rất nhiều bà mẹ không khỏi thắc mắc: "Tát vào mặt, giật tóc, ngoáy lỗ mũi... Những hành động này của bé, tại sao người "bị thương" lại luôn là mẹ?
Các nhà tâm lý học Johnson và Morton đã tiến hành một nghiên cứu thị lực trên 24 trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu cho trẻ sơ sinh xem một số mảnh giấy có kích thước bằng khuôn mặt, một mảnh có khuôn mặt người bình thường, một mảnh có các đặc điểm bị xáo trộn và một mảnh hoàn toàn trống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh quan tâm nhất đến các đặc điểm trên khuôn mặt. Tất nhiên đây không phải là kết thúc, không phải khuôn mặt của ai cũng có thể khiến trẻ sơ sinh cười vui vẻ khi nhìn thấy, và bé yêu thích nhất là khuôn mặt của mẹ.
Đại học Miami đã tiến hành một thí nghiệm về khuôn mặt của 24 em bé ba tháng tuổi. Những người làm thí nghiệm cho những đứa trẻ xem hai bức ảnh, một của người mẹ đang cười và một của một người lạ.
Kết quả cho thấy, những đứa trẻ đặc biệt yêu quý mẹ của mình, sẽ dành nhiều thời gian hơn để nhìn vào những bức ảnh có khuôn mặt mẹ.
Mẹ nên làm gì khi trẻ có những hành động yêu thương "lạ lùng" trên?
Một số bà mẹ sẽ có suy nghĩ, cứ bị con đánh hoài thế này thì không ổn, chắc hẳn mẹ cũng thắc mắc làm cách nào để đứa trẻ dừng lại những hành động này. Tuy nhiên trong thực tế, các phương pháp có thể vô dụng. Có thể đứa trẻ vừa dừng lại, và giây tiếp theo mẹ lại bị em bé tát một cách sung sướng.
Đối với các em bé nhỏ, mặc dù không thể hiểu mẹ đang nói gì, nhưng các em có thể cảm nhận được giọng nói và biểu cảm của người lớn. Mỗi khi bé chạm vào khuôn mặt của bố và mẹ, bé có thể nhận được những nụ cười, và điều đó thật tuyệt vời đối với em bé.
Điều này có nghĩa là hành động của một người có thể có tác động và nhận được phản hồi, vì vậy những "đòn tấn công bất ngờ" này của bé sẽ tự nhiên tăng cường và không thể dừng lại. Vì vậy, nếu gặp phải sự “tấn công dữ dội” từ bé, lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ nên bình tĩnh trước, cách tốt nhất là:
Phản ứng với tất cả các thay đổi như nhau, không có biểu hiện cường điệu, giả vờ như không có gì xảy ra và lấy một món đồ chơi để chuyển hướng sự chú ý của em bé khi thời điểm thích hợp. Ngoài ra, một mẹo nhỏ dành cho mẹ là mẹ có thể thử nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bé, từ từ hướng dẫn những hành vi này thành nắm tay hoặc vỗ tay.
Mỗi lần vỗ tay, mẹ có thể đưa ra những biểu cảm và giọng nói cường điệu hơn, so với việc không có phản ứng gì, sau một vài lần, bé có thể sẽ "nghiện" vỗ tay hơn. Các mẹ cũng có thể yên tâm rằng khi bé lớn lên, bé sẽ dần thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói, và khi sự phát triển của các vận động tinh và vận động thô được cải thiện, “hành vi tấn công bất ngờ” của trẻ sẽ dần biến mất.
Thay vì la mắng, mẹ nên tạo cơ hội và hướng dẫn bé để giúp con nâng cao kỹ năng vận động tay.
Bình luận