4 loại hoa “địa ngục” đẹp mấy cũng đừng trồng trong nhà, cẩn thận gặp xui xẻo, tiền tài thất thoát

Bỉ ngạn là một trong những loài hoa “địa ngục”, không thích hợp trồng trong nhà. 

Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Ngày nay nhiều người thích trồng hoa trong nhà, một là để tô điểm không gian sống, hai là để thư giãn tinh thần. Tuy nhiên có những loài hoa không thích hợp trồng trong nhà, vì nó mang tên “địa ngục”, có ý nghĩa không tốt lành

Hoa bỉ ngạn

Hoa bỉ ngạn còn có những tên gọi khác là hồng hoa thạch toán, long trảo hoa, cây mạn châu sa hoa,... và tên khoa học là Lycoris Radiata. Điểm nổi bật của bỉ ngạn chính là những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt, có 3 màu chính là đỏ, vàng, trắng nhưng phổ biến nhất là màu đỏ. 

4 loại hoa “địa ngục” đẹp mấy cũng đừng trồng trong nhà, cẩn thận gặp xui xẻo, tiền tài thất thoát - 1

Củ của hoa bỉ ngạn rất độc. Tại mỗi quốc gia, loài hoa này lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tại Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương, Triều Tiên là nhớ về nhau, Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Tựu chung lại, đây là loài hoa đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng.

Truyền thuyết còn kể lại rằng, hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền. Một khi linh hồn đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, toàn bộ ký ức của linh hồn sẽ gửi hết cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết, hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó. Chính vì vậy, bỉ ngạn là một trong những loài hoa “địa ngục”, không thích hợp trồng trong nhà. 

Hoa cà độc dược

4 loại hoa “địa ngục” đẹp mấy cũng đừng trồng trong nhà, cẩn thận gặp xui xẻo, tiền tài thất thoát - 2

Đây là loài cây thân thảo, có tên gọi khác là mạn đà la, tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà. Đây là một trong 4 loài hoa của “địa ngục”, vì nó rất đẹp nhưng toàn thân đều có độc, nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí trong trường nặng còn dẫn đến hôn mê, co giật, tử vong sau 24 giờ. 

Mạn đà la có nhiều màu sắc khác nhau, và mỗi màu lại mang một ý nghĩa riêng biệt, nhưng tựu chung không có ý nghĩa tốt lành gì. Chẳng hạn như mạn đà la tím tượng trưng cho nỗi sợ, màu xanh tượng trưng cho sự lừa dối trong tình yêu, màu đen là bóng tối, sự trả thù tình yêu và nỗi uất hận,...

Dù là với màu sắc gì thì ý nghĩa của hoa cà độc dược nghe rất đáng sợ, không cát lành. Cộng thêm toàn thân cây đều có độc nên không phù hợp để trồng trong vườn nhà. 

Hoa anh túc

4 loại hoa “địa ngục” đẹp mấy cũng đừng trồng trong nhà, cẩn thận gặp xui xẻo, tiền tài thất thoát - 3

Hoa anh túc là hoa của cây anh túc, và đây là nguyên liệu để điều chế ma túy, người hít phải sẽ sinh ra ảo giác, và bị nghiện. Loài hoa này tuy rất đẹp nhưng rất độc hại, cho nên nó chính là loài hoa của địa ngục. 

Còn trong truyền thuyết, hoa anh túc có sức quyến rũ mạnh mẽ, có thể dẫn dụ con người đến chỗ diệt vong. 

Hoa lan pha lê

4 loại hoa “địa ngục” đẹp mấy cũng đừng trồng trong nhà, cẩn thận gặp xui xẻo, tiền tài thất thoát - 4

Hoa lan pha lê được biết đến là một trong những loài hoa của cõi âm, điều này liên quan đến thói quen sinh trưởng của nó. Hoa lan pha lê mọc ở nơi tối tăm và ẩm ướt, chúng lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật chết để phát triển. Nó tuy là thực vật nhưng lại không có chất diệp lục. 

Trong nhiều tiểu thuyết và tài liệu phim ảnh, truyền hình, lan pha lê luôn được coi là một loài hoa rất đáng sợ. Nó được phong là "hoa ma" vì thói quen và ngoại hình đặc biệt, nhiều người gọi nó là hoa tử thần hoặc hoa hoại sinh trong âm phủ.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy