4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ

Một số thói quen nuôi dạy giúp bố mẹ "nhàn" nhưng vô tình khiến trẻ lười suy nghĩ, tư duy.

Nghiên cứu khoa học thần kinh về giáo dục cho thấy, mỗi khi trẻ tự giải quyết một vấn đề, các khớp thần kinh mới sẽ được hình thành ở vỏ não trước trán. Nhưng khi bố mẹ sử dụng "Bố mẹ sẽ làm" thay vì "Con thử xem", thì giống như nhấn nút tạm dừng sự phát triển tư duy, và trẻ sẽ chờ bố mẹ đến giải cứu mỗi khi gặp khó khăn.

Nhưng bộ não cũng cần được rèn luyện, nếu ít sử dụng, sẽ càng nhanh thoái hóa. Những hành vi "vô hại" tưởng chừng như bình thường sau đây thực chất lại hạn chế phát triển tư duy ở trẻ nhỏ một cách vô hình.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 1

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 2

Không đợi trẻ suy nghĩ mà nói ngay câu trả lời

Nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra, việc nói trực tiếp cho trẻ biết câu trả lời có thể làm giảm hoạt động của vỏ não trước trán, nơi chịu trách nhiệm cho tư duy logic, tới 30%.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không nhận thức được điều này và cho trẻ tham gia các lớp học tính nhanh và tốc ký, đơn giản là nhồi nhét kiến thức mà không hề có quá trình suy nghĩ.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 3

Nguồn ảnh: Pinterest.

Hệ quả là trẻ thiếu hụt kỹ năng tư duy độc lập, dễ dàng trở nên phụ thuộc vào người khác trong việc tìm kiếm câu trả lời. Việc học trở thành một quá trình thụ động, nơi trẻ không được khuyến khích khám phá và tự tìm hiểu.

Chúng ta muốn sử dụng "đường tắt" để giúp trẻ tránh đi đường vòng, nhưng không nhận ra rằng đang tước đi cơ hội để con cái suy nghĩ chủ động, giống như việc cắt đứt đôi cánh của một con đại bàng đang tập bay.

Việc để trẻ tự mình tìm ra câu trả lời nhằm phát triển tư duy phản biện, khuyến khích sự sáng tạo và khả năng thích ứng. Khi trẻ đối mặt với những câu hỏi khó khăn và tự mình tìm ra giải pháp, sẽ cảm thấy tự tin hơn và có khả năng đối mặt với những thách thức trong tương lai.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 4

Để trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại di động và TV

Dữ liệu cho thấy trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ có vùng thùy chẩm chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh phát triển quá mức, trong khi vùng thùy thái dương chịu trách nhiệm sáng tạo sẽ kém phát triển.

Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tác động đến sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội. Khi trẻ quá phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề của chúng bị hạn chế, dẫn đến việc trẻ trở nên thụ động và thiếu động lực trong việc khám phá thế giới xung quanh.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 5

Để trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại di động và TV.

Nhiều phụ huynh sử dụng các sản phẩm điện tử như một công cụ kỳ diệu để xoa dịu trẻ, nhưng không nhận ra đang đánh đổi sự bình yên ngắn hạn để lấy sự trì trệ lâu dài trong quá trình phát triển tinh thần của trẻ.

Giống như việc gieo một hạt giống trì trệ về mặt tinh thần, dần dần bén rễ và nảy mầm theo thời gian. Khi trẻ không được khuyến khích tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, chơi nhạc, các trò chơi tương tác, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 6

Làm thay trẻ mọi việc, vô tình giảm đi cơ hội thực hành

Triết lý giáo dục Montessori nhấn mạnh "Nếu tôi nghe - tôi sẽ quên, nếu tôi nhìn - tôi sẽ nhớ, nếu tôi làm - tôi sẽ hiểu." Đây là một phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình học tập thông qua trải nghiệm thực tế và hoạt động thực hành. Thay vì chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, trẻ được khuyến khích khám phá và tự mình tìm ra câu trả lời, từ đó phát triển tư duy độc lập.

Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ muốn chăm lo mọi thứ cho con, nghĩ rằng như vậy là tốt. Họ thường có xu hướng can thiệp quá mức vào cuộc sống của trẻ, từ việc chọn lựa đồ chơi, đến việc làm bài tập, và thậm chí cả việc quyết định cách trẻ giao tiếp với bạn bè.

Sự bảo bọc này có thể khiến trẻ cảm thấy an toàn trong thời điểm hiện tại, nhưng đồng thời cũng tước đi cơ hội để trẻ phát triển tính độc lập và khả năng tự lập.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 7

Bố mẹ nên giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập.

Chuyên gia giáo dục Nhật Bản Masamichi Nakagawa đã tiến hành một nghiên cứu tiếp theo và phát hiện, trẻ em thiếu sự rèn luyện độc lập trước 10 tuổi có tốc độ phản ứng của não chậm hơn 2,3 lần so với bạn bè cùng trang lứa khi giải quyết các vấn đề thực tế.

Kết quả này cho thấy rằng những trẻ không được khuyến khích phát triển kỹ năng tự lập sẽ gặp khó khăn hơn khi xử lý tình huống phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thành công trong cuộc sống sau này.

Sự thiếu hụt trải nghiệm thực tế có thể dẫn đến sự tự ti và lo lắng, vì trẻ không có đủ kỹ năng để xử lý các vấn đề gặp phải. 

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 8

Sử dụng câu trả lời chuẩn để hạn chế tư duy phân kỳ

Chúng ta có rất nhiều ý tưởng cố định, chẳng hạn như hoa màu đỏ và cỏ màu xanh lá cây. Đôi khi chúng ta cũng hạn chế trí tưởng tượng của trẻ em bằng những câu trả lời tiêu chuẩn này.

Một thí nghiệm do Torrance thực hiện, các chuyên gia nghiên cứu về sự sáng tạo của Mỹ cho thấy, trẻ em theo đuổi quá mức những câu trả lời chuẩn mực sẽ giảm 47% khả năng tư duy linh hoạt sau 12 tuổi.

Giống như trong "Cuộc đời của Pi", mỗi người có cách diễn giải khác nhau về cùng một câu chuyện, và chính lối suy nghĩ đa dạng này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. Nhưng những đánh giá dễ hiểu của chúng ta đặt ra ranh giới cho tư duy của trẻ ngay từ sớm.

4 thói quen dạy con nhàn nhưng "đánh cắp" trí thông minh, trẻ càng lười suy nghĩ - 9

Trẻ phát triển tư duy thông qua việc khám phá.

Thực tế, không có con đường tắt nào trong giáo dục, bất kỳ ai thành tài cũng cần có quá trình. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ hãy trao cho trẻ nhiều không gian hơn để suy nghĩ và cơ hội thực hành hơn, phát triển tư duy thông qua việc khám phá để có được trí tuệ và lòng dũng cảm đối mặt với thách thức trong tương lai.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Warren Buffett cũng sai lầm, mất trắng 700 triệu USD

Warren Buffett cũng sai lầm, mất trắng 700 triệu USD

Warren Buffett được coi là nhà đầu tư giá trị thành công nhất trong lịch sử. Nhưng ẩn sau tất cả những thành công vang dội của ông cũng có những tính toán sai lầm về tiền bạc và thất bại trong kinh doanh.

Nguyễn Văn Á - Ký ức làm nên ánh sáng tâm hồn

Nguyễn Văn Á - Ký ức làm nên ánh sáng tâm hồn

Tôi dừng lại ở bài thơ “Lỗi hẹn tháng tư” trong tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ”của nhà thơ Nguyễn Văn Á. Bài thơ tình lãng mạn, nhiều cảm xúc. Đọc bài thơ, người đọc được tác giả đưa đến Đà Lạt, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Trị.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Chiến tranh cách mạng - đề tài vô tận của điện ảnh Việt Nam

Chiến tranh cách mạng - đề tài vô tận của điện ảnh Việt Nam

Nét đặc trưng của điện ảnh cách mạng Việt Nam là từ khi được thành lập, các bộ phim luôn bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng mọi sự kiện lịch sử của dân tộc. Lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa vào năm 1952: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” được văn nghệ sĩ Việt Nam ghi l