Bố mẹ phớt lờ 3 thói quen xấu này là vô tình "cản trở" con đường trẻ thành tài
Nếu 3 thói quen xấu phổ biến sau đây không được sửa sớm, quá trình phát triển của trẻ có thể bị hạn chế.
Trước 5 tuổi là thời kỳ vàng để trẻ phát triển thói quen hành vi. Những thói quen hình thành ở giai đoạn này ví như những hạt giống được gieo trồng, sẽ tiếp tục bén rễ và nảy mầm trong tương lai, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ vô tình tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển của con mình bằng cách phớt lờ hoặc dung túng một số thói quen xấu của con. Nếu 3 thói quen xấu phổ biến sau đây không được sửa sớm, sự phát triển trong tương lai của trẻ có thể bị hạn chế.
Bỏ qua sự trì hoãn
Trẻ em khoảng 5 tuổi thường "nướng" trên giường vào buổi sáng, ăn chậm và để đồ chơi rải rác trên sàn nhà mà không dọn dẹp.
Phản ứng thông thường bố nghĩ trẻ còn nhỏ và không sao nếu có chút chần chừ. Tuy nhiên, bố mẹ không nhận ra rằng việc trì hoãn lâu dài sẽ khiến trẻ không biết quý trọng thời gian và thiếu hiệu quả khi làm mọi việc.
Về mặt tâm lý, trẻ em ở giai đoạn này bắt đầu hình thành ý thức về trật tự và thời gian. Nếu thói quen trì hoãn được hình thành, các mạch thần kinh trong não trẻ liên quan đến quản lý thời gian và lập kế hoạch công việc sẽ không thể được rèn luyện hiệu quả.
Trẻ thường xuyên trì hoãn.
Sau khi vào tiểu học, thành tích có thể giảm do thói quen trì hoãn làm bài tập về nhà, thiếu tính học tập chủ động. Đến khi trưởng thành, trẻ cũng dễ bỏ lỡ cơ hội trong công việc do kém hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp.
Vì vậy, bố mẹ nên lập một thời gian biểu thường xuyên và thiết lập các trò chơi thời gian thú vị, chẳng hạn như thi với con dọn đồ chơi và rửa bát, để trẻ tăng cường ý thức về thời gian trong bầu không khí thoải mái, dần sửa thói quen trì hoãn.
Mất bình tĩnh và mất kiểm soát cảm xúc
Khả năng tự nhận thức của trẻ 5 tuổi dần tăng lên, nhưng khả năng điều chỉnh cảm xúc vẫn chưa trưởng thành. Nếu không hài lòng với điều gì đó, trẻ sẽ khóc rất to, ném đồ đạc hoặc thậm chí ăn vạ ở nơi công cộng.
Vì vậy, nếu bố mẹ chọn cách thỏa hiệp, dễ dàng đáp ứng nhu cầu của con, sẽ củng cố thêm hành vi sử dụng cảm xúc tiêu cực để đạt được mục tiêu của trẻ.
Nghiên cứu khoa học cho thấy tình trạng mất kiểm soát cảm xúc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển vỏ não trước trán, nơi chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc và tư duy lý trí.
Mất bình tĩnh và mất kiểm soát cảm xúc.
Khi sự phát triển bị cản trở, trẻ sẽ khó kiểm soát được cảm xúc trong các mối quan hệ, học tập và công việc sau này, sẽ có xu hướng hành động bốc đồng, điều này dễ bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết cảm xúc, hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc bên trong bằng lời nói, chẳng hạn như "Mẹ biết con rất tức giận vì đồ chơi của con bị hỏng" thay vì chỉ la mắng trẻ "Đừng khóc". Đồng thời, hãy dạy trẻ một số phương pháp điều hòa cảm xúc như hít thở sâu, đếm số… để học cách quản lý cảm xúc của mình.
Trẻ quá phụ thuộc vào người khác
Trẻ 5 tuổi đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ phụ thuộc sang độc lập, nhưng một số bố mẹ nuông chiều và làm mọi thứ thay con.
Cho trẻ ăn, giúp mặc quần áo, thậm chí giúp trẻ giải quyết xung đột với bạn bè, những hành vi có vẻ "yêu thương" này thực chất lại tước đi cơ hội rèn luyện khả năng tự chăm sóc và giải quyết vấn đề của trẻ.
Trẻ em quá phụ thuộc vào người khác sẽ thiếu khả năng suy nghĩ và hành động độc lập. Khi gặp phải những khó khăn và thách thức trong tương lai, trẻ có xu hướng rút lui và trốn tránh, và thấy khó thích nghi với sự cạnh tranh xã hội.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên học cách buông bỏ và khuyến khích trẻ tự làm mọi việc, từ việc mặc quần áo, giặt giũ đơn giản đến tự sắp xếp cặp sách, lựa chọn đồ chơi yêu thích, để dần vun đắp tính độc lập và tự tin cho trẻ.
Khoảng thời gian trước 5 tuổi rất ngắn ngủi và quý giá, mọi thói quen của trẻ đều ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Do đó, bố mẹ nên quan sát kỹ lưỡng và kịp thời phát hiện, sửa chữa những thói quen xấu của trẻ.
Bố mẹ nên rèn luyện tính tự lập cho trẻ.
Sử dụng các phương pháp khoa học và hướng dẫn kiên nhẫn để giúp trẻ phát triển thói quen, hành vi tốt trong giai đoạn quan trọng này, đặt nền tảng vững chắc cho cuộc sống. Bằng cách này, trẻ có thể tự tin, bình tĩnh đối mặt với nhiều thử thách trong tương lai và phát huy hết khả năng của mình.
Bố mẹ có thể áp dụng các kỹ thuật như tạo ra các thói quen tích cực thông qua việc lặp lại, khen thưởng và tạo động lực. Ví dụ, khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ như dọn dẹp đồ chơi, việc khen ngợi và thưởng cho trẻ bằng những hoạt động vui chơi sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện hành động đó.
Trong giai đoạn này, việc hỗ trợ tâm lý và cảm xúc cho trẻ là rất quan trọng. Bố mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu, giúp trẻ học cách diễn đạt và quản lý cảm xúc của mình. Khi trẻ biết cách xử lý cảm xúc, sẽ trở nên tự tin hơn để đối mặt với những thử thách trong tương lai.
Bình luận