6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù

Có những thói quen tưởng như rất bình thường nhưng lại là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tăng lên chóng mặt, thậm chí làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện hay gây nguy hiểm cho người sử dụng.

1. Luôn để TV, máy tính,… ở chế độ chờ

Bạn có thói quen đặt chế độ chờ cho TV hay máy tính vì sự tiện lợi mà không biết rằng đây là nguyên nhân khiến tiền điện gia tăng đáng kể. Dù chế độ chờ giúp các thiết bị điện tiêu thụ ít năng lượng hơn so với khi chúng hoạt động nhưng vẫn tiêu tốn lượng điện nhất định để duy trì các chức năng như đồng hồ, bộ nhớ và tính năng đợi lệnh,... trong một khoảng thời gian dài.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 1

Ví dụ: TV nếu để ở chế độ chờ cả ngày có thể tiêu thụ đến 12-120W, tương đương với việc sử dụng một số thiết bị điện khác như đèn điện.

Ngoài ra, các thiết bị điện ở chế độ chờ vẫn tồn tại một số rủi ro liên quan đến chập điện và cháy nổ do chúng vẫn sản sinh nhiệt để hoạt động. Nếu như có sự cố mất điện đột ngột, tắt công tắc hay mất kết nối, các thiết bị này có thể phát sinh hiện tượng chập điện khi bật lại nguồn, dẫn đến hư hỏng các linh kiện bên trong hoặc gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 2

Không chỉ vậy, nếu thiết bị điện lâu ngày không được bảo trì và sửa chữa đúng cách, các linh kiện bên trong có thể bị lão hóa và gây ra nguy cơ cháy nổ.

Do đó, để tránh các rủi ro trên, nên đảm bảo các thiết bị điện được sử dụng đúng cách và bảo trì định kỳ. Ngoài ra, nên tắt hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng, đặc biệt là khi bạn ra khỏi nhà hoặc đi ngủ.

2. Rút phích cắm tủ lạnh khi không sử dụng

Tủ lạnh cần được duy trì ở một nhiệt độ cụ thể để bảo quản thực phẩm. Nếu ngắt điện, nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ tăng lên nhanh chóng và cần một khoảng thời gian để đạt được nhiệt độ phù hợp sau khi được bật lên. Điều này gây tiêu tốn điện năng một cách không cần thiết.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 3

Nếu bạn không sử dụng tủ lạnh trong một khoảng thời gian dài và muốn đảm bảo an toàn thì có thể ngắt điện tủ lạnh. Trong trường hợp này, bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và đảm bảo rằng thực phẩm trong tủ đã được dọn dẹp sạch sẽ.

3. Để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Khi bạn lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh sẽ làm giảm không gian cho không khí lưu thông xung quanh, khiến tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ lạnh ổn định, gây tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để hoạt động và làm mát.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 4

Vì vậy, để tiết kiệm điện năng, bạn không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh và hãy tính toán cho lượng thực phẩm ở mức tối ưu. Ngoài ra, cần đảm bảo luồng lưu thông của không khí, tránh đặt thực phẩm sát thành tủ. Bên cạnh đó, tủ lạnh cũng cần được bảo trì định kỳ để giảm thiểu tiêu tốn điện năng.

4. Bật tắt điều hòa liên tục

Khi bật điều hòa, thiết bị sẽ tiêu tốn năng lượng để làm mát không gian. Nếu bật tắt điều hòa thường xuyên sẽ làm cho nhiệt độ phòng không ổn định, thiết bị phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để làm mát lại không gian. Việc bật tắt điều hòa liên tục không chỉ tốn điện năng mà còn gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 5

Vì vậy, để tiết kiệm điện năng và bảo vệ thiết bị lâu dài, bạn nên cân nhắc và điều chỉnh nhiệt độ điều hòa một cách hợp lý thay vì bật tắt liên tục. Ngoài ra, bảo trì và vệ sinh thiết bị định kỳ để chúng đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền lâu.

5. Bật bình nước nóng cả ngày

Trong mùa lạnh, nhu cầu sử dụng nước nóng trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình tăng cao. Nhiều gia đình bật bình nước nóng suốt cả ngày để có sẵn nước nóng dùng bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ tiêu hao một lượng điện năng đáng kể còn có nguy cơ phát sinh những sự cố nguy hiểm cho người sử dụng.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 6

Các chuyên gia khuyên bạn nên chỉ bật bình nóng lạnh khi cần thiết, khoảng 10-20 phút trước khi tắm. Nếu để bình chạy liên tục, bạn có thể gặp phải những nguy cơ mất an toàn như quá tải, hỏng máy hay thậm chí là cháy nổ bình nóng lạnh.

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 7

Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được vừa tắm vừa bật bình nóng vì nguy cơ giật điện, rất nguy hiểm cho cả gia đình. Hãy sử dụng bình nóng một cách thông minh và an toàn để tiết kiệm điện năng và tránh những rủi ro không đáng có.

6. Chỉ tiết kiệm điện cho điều hòa, tủ lạnh

Điều hòa và tủ lạnh là 2 trong số những thiết bị gây tốn điện nhất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thiết bị gây ngốn điện trong nhà bạn mà bạn vô tình lãng quên như lò vi sóng, lò nướng,…

6 thói quen “ném tiền qua cửa sổ”, sử dụng điện kiểu này bảo sao hóa đơn điện mỗi tháng cứ tăng vù vù - 8

Vì vậy, hãy lưu ý và sử dụng những thiết bị này một cách hợp lý để tiết kiệm điện cho gia đình bạn nhé.

Jieun

Tin liên quan

Tin mới nhất

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng

Ngày 23/4, đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về chuyển đổi năng lượng giữa các thành phần xã