Bà bầu ngủ muộn sau 10h đêm, con có thể mất đi khả năng đặc biệt này từ trong bụng mẹ
Nếu bạn là một mẹ bầu vẫn đang “lướt điện thoại đến tận nửa đêm”, hãy đọc bài này.
Kể từ khi biết mình mang thai, chị My, 29 tuổi, nhân viên marketing tại Hà Nội, đã cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt để em bé phát triển khỏe mạnh. Nhưng có một điều chị vẫn chưa thể từ bỏ: thói quen ngủ muộn.
“Tôi vẫn thường ngủ sau 12h đêm, đơn giản vì chưa buồn ngủ, lại còn mải lướt mạng, xem phim cho đỡ buồn”, chị chia sẻ. Thế nhưng chỉ sau vài tuần mang thai, cơ thể chị bắt đầu “phản ứng”: uể oải vào buổi sáng, dễ nổi cáu, da dẻ xỉn màu, hay quên… và đáng lo nhất là những cơn đau đầu dai dẳng không rõ lý do.
Liệu việc đi ngủ sau 10h đêm có thật sự đáng sợ với các mẹ bầu như vậy không? Câu trả lời là: Có và còn hơn thế nữa!
Đồng hồ sinh học của mẹ = Đồng hồ phát triển của con
Cơ thể con người có một đồng hồ sinh học được lập trình sẵn: khi trời tối, não bộ tiết melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ giúp ta buồn ngủ và nghỉ ngơi. Ở phụ nữ mang thai, melatonin không chỉ giúp mẹ ngủ sâu hơn mà còn truyền qua nhau thai sang thai nhi, giúp bé thiết lập nhịp sinh học đầu đời.
Nếu mẹ thường xuyên ngủ sau 10h đêm, khi melatonin đã giảm dần, thai nhi sẽ mất đi “kim chỉ nam” tự nhiên cho sự phát triển về giấc ngủ, thần kinh và cảm xúc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bầu ngủ muộn thường có nguy cơ sinh con bị rối loạn giấc ngủ, dễ cáu kỉnh hoặc gặp vấn đề về tập trung sau này.
Ngủ muộn khiến mẹ bầu mất kiểm soát cảm xúc
Ngủ không đủ hoặc ngủ muộn làm giảm khả năng phục hồi tinh thần sau một ngày dài. Với bà bầu, đây là vấn đề nghiêm trọng vì nội tiết tố thai kỳ vốn đã làm tâm lý mẹ rất dễ “nhạy cảm”. Khi thiếu ngủ hoặc ngủ lệch đồng hồ sinh học, mẹ có thể:
- Hay cáu gắt, mệt mỏi không rõ lý do
- Căng thẳng kéo dài, khó kiểm soát cảm xúc
- Tăng nguy cơ trầm cảm thai kỳ
Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động đến thai nhi, bởi thai nhi rất “nhạy cảm” với cảm xúc của mẹ qua hormone và hệ thần kinh giao cảm.
Nếu mẹ thường xuyên ngủ sau 10h đêm, khi melatonin đã giảm dần, thai nhi sẽ mất đi “kim chỉ nam” tự nhiên cho sự phát triển về giấc ngủ, thần kinh và cảm xúc.
Mẹ ngủ muộn, hệ miễn dịch và tiêu hóa cũng “kêu cứu”
Một tác dụng phụ khác của việc đi ngủ sau 10h là sự rối loạn đồng hồ sinh học gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch, hai hệ thống đang hoạt động “hết công suất” trong thai kỳ.
- Khi ngủ muộn, cơ thể không có thời gian tái tạo và đào thải độc tố đúng chu kỳ, gây ra các vấn đề như táo bón, trào ngược dạ dày, đầy hơi.
- Ngủ muộn cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu, mẹ dễ cảm cúm, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Ngủ muộn liên quan đến nguy cơ tiền sản giật và sinh non
Một nghiên cứu của Đại học California (2021) cho thấy phụ nữ mang thai ngủ sau 11h đêm có nguy cơ cao bị rối loạn huyết áp và tiền sản giật - một biến chứng nguy hiểm có thể gây sinh non hoặc thậm chí đe dọa tính mạng mẹ và bé.
Ngoài ra, thói quen ngủ muộn kéo dài còn có liên quan đến chỉ số tăng cân không đều, tăng nguy cơ bé nhẹ cân hoặc thai chậm phát triển.
Nếu bạn là một mẹ bầu vẫn đang “lướt điện thoại đến tận nửa đêm”, hãy thử tắt đèn sớm hơn hôm nay.
Nếu mẹ bầu lỡ ngủ muộn thì sao? Có thể cứu vãn không?
Tin vui là đồng hồ sinh học có thể được “reset” lại nếu mẹ bầu điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Tạo khung giờ ngủ cố định: cố gắng lên giường trước 10h đêm, kể cả chưa buồn ngủ. Cơ thể sẽ dần điều chỉnh theo tín hiệu này.
- Giảm ánh sáng xanh trước khi ngủ: tránh điện thoại, laptop ít nhất 1 giờ trước giờ ngủ. Thay bằng đọc sách giấy hoặc nghe nhạc nhẹ.
- Ăn tối sớm và nhẹ nhàng: không ăn sau 8h tối và hạn chế đồ chiên, cay, nhiều dầu mỡ.
- Tập thư giãn nhẹ: thiền, hít thở sâu, ngâm chân nước ấm giúp cơ thể “hạ nhiệt” và dễ vào giấc.
Thai kỳ là giai đoạn cơ thể mẹ đang làm việc gấp đôi: vừa duy trì các chức năng sống, vừa nuôi dưỡng một sự sống mới. Vì thế, mỗi thói quen tưởng nhỏ nhặt như việc đi ngủ sớm lại mang ý nghĩa lớn lao với sự phát triển thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé.
Nếu bạn là một mẹ bầu vẫn đang “lướt điện thoại đến tận nửa đêm”, hãy thử tắt đèn sớm hơn hôm nay. Biết đâu, chỉ một giấc ngủ trước 10h đêm cũng đủ khiến sáng mai bạn thức dậy với tâm trạng nhẹ nhõm và cơ thể tràn đầy năng lượng, cho cả bạn và thiên thần nhỏ trong bụng.
Bình luận