Bố mẹ EQ cao sẽ dùng 3 mẹo để thuần hóa đứa trẻ "hư", mà không cần quát mắng
Nếu bố mẹ sử dụng phương pháp nuôi dạy phù hợp, có thể "thuần hóa" đứa trẻ "hư" thành ngoan trong thời gian ngắn.
Trên thực tế, đằng sau những việc làm "hư" của trẻ phản ánh những vấn đề mà nhiều gia đình đang gặp phải trong việc giáo dục.
Nhưng hãy suy nghĩ về nó theo một góc độ khác. Có nhất thiết là điều xấu không khi trẻ thích “phá hoại”, không vâng lời và thích gây rắc rối?
Trước đây, khi Elon Musk còn nhỏ, ông đã tháo rời một chiếc radio và bị gọi là "đứa con hư". Hay, Jobs đã tháo dỡ các thiết bị điện và cũng bị khinh thường vì "tính bốc đồng" của mình. Nhưng sau này, chính tình yêu thích mày mò và khám phá đã giúp họ trở nên sáng tạo, thành những nhân vật vĩ đại. Vì vậy, trẻ hư đôi khi là điều tốt. Điều đó phụ thuộc vào cách bố mẹ hướng dẫn.
Một chuyên gia giáo dục với kinh nghiệm hơn 30 năm, chia sẻ 3 mẹo chắc chắn sẽ “dùng mềm thắng cứng”, khiến trẻ hư trở nên ngoan ngoãn và biến khuyết điểm thành "siêu năng lực".
Dùng trò chơi để "chinh phục", hiệu quả hơn là quát mắng 100 lần
Theo góc nhìn khoa học thần kinh, việc thúc giục trẻ thường kích hoạt phản xạ sợ hãi trong não, dẫn đến tình trạng "chần chừ - tự trách - trì hoãn thêm". Khi trẻ cảm thấy áp lực hoặc bị đe dọa, não bộ sẽ phản ứng bằng cách tạo ra cortisol, hormone căng thẳng, trở nên lo lắng và không thể tập trung vào nhiệm vụ.
Vì vậy, đối với những trẻ nghịch ngợm, bố mẹ có thể sử dụng trò chơi để chinh phục những thách thức hàng ngày. Ví dụ, mẹ có thể thay một chiếc đồng hồ báo thức bằng những miếng dán hình và nói rằng con có thể nhận được "huy chương tên lửa" mỗi ngày nếu dậy sớm. Nếu trẻ thu thập được 5 huy chương, sẽ có cơ hội đổi lấy "bữa sáng của phi hành gia". Cách tiếp cận này khuyến khích trẻ dậy sớm, cảm thấy hào hứng và tự tin hơn khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Một ví dụ thú vị khác là dựng lên một "bức tường tiến hóa của ốc sên". Mẹ ghi lại thời gian trẻ xỏ dây giày mỗi ngày. Nếu bé chạy nhanh hơn ngày hôm qua 10 giây, hãy vẽ một con ốc sên đang chạy nước rút và khen ngợi “3 phút hôm qua, 2 phút và 50 giây hôm nay, ngày mai con có thể phá kỷ lục không?” Sự khích lệ này sẽ tạo động lực cho trẻ, cảm thấy tự hào về thành quả của mình.
Logic cơ bản đằng sau các hoạt động này là biến nhiệm vụ nhàm chán thành trò chơi thú vị, từ đó kích hoạt "dopamine hạnh phúc" trong não trẻ.
Hà Lan đã có chương trình "Thời gian khám phá vô ích", cho phép trẻ có 2 giờ vui chơi tự do mỗi tuần, và điều này đã giúp khả năng sáng tạo của trẻ tăng vọt tới 58%.
Hãy thả lỏng và nuôi dưỡng một “thủ lĩnh nhỏ” dám mạo hiểm
Một thống kê tại Trung Quốc cho thấy, trẻ em quen được phục vụ có khả năng thất bại trong công việc cao hơn 3,7 lần so với trẻ độc lập. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng tính độc lập của trẻ trong một môi trường đầy thuận lợi và tiện nghi hiện nay?
Bước đầu tiên là lên kế hoạch cho đảo bếp an toàn
Từ 5 tuổi, mẹ hãy để trẻ tham gia vào việc nấu nướng, bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản như trộn salad. Khi trẻ bước sang tuổi 7, trẻ thử rán trứng hoặc làm những món ăn đơn giản khác.
Quan trọng hơn, nếu có sự cố xảy ra như món bánh bị cháy, mẹ hãy treo món bánh đó thành “huy chương danh dự”. Điều này giúp trẻ hiểu rằng thất bại là một phần của quá trình học hỏi, cũng như là cách động viên.
Hãy thả lỏng và nuôi dưỡng một “thủ lĩnh nhỏ” dám mạo hiểm.
Bước thứ hai là thay đổi cách tiếp cận từ "Mẹ sẽ giúp con" thành "Con nghĩ sao?".
Nếu đồ chơi của trẻ bị hỏng, đừng vội vàng sửa nó. Hãy hỏi “Đồ chơi này có vấn đề gì vậy? Chúng ta hãy làm bác sĩ và sửa nó nhé!” Câu hỏi này khuyến khích trẻ tư duy, trở thành chuyên gia giải quyết vấn đề.
Bước thứ ba là cấp “Thẻ phiêu lưu”
Đây là một kỹ thuật thú vị được các bậc bố mẹ người Đức áp dụng. Mỗi tuần, hãy để trẻ tự quyết định những trải nghiệm muốn thử, chẳng hạn như đi mua nước tương một mình.
Lòng dũng cảm sẽ được phát triển thông qua những lần thử nghiệm này. Giống như mẹ của Elon Musk, đã ủng hộ con trai ngay cả khi cậu tháo dỡ các thiết bị gia dụng, sự hỗ trợ này giúp trẻ cảm thấy an toàn khi khám phá những điều mới mẻ.
Đặt ra quy tắc không có nghĩa là tàn nhẫn, bố mẹ thông minh sử dụng phương pháp "đèn giao thông"
Đôi khi bố mẹ cảm thấy cực kỳ khó chịu với con không? Ví dụ, trẻ 5 tuổi đã xé nát một cuốn sách tranh, hay cậu bé 8 tuổi đã cắn bố để giành lấy máy chơi điện tử...
Nghiên cứu từ Đại học Yale đã xác nhận rằng đối với những trẻ "hư", hành vi hung hăng sẽ tăng 4,2 lần trong thời kỳ thanh thiếu niên. Vậy làm thế nào để đặt ra quy tắc cho trẻ?
Thiết lập “đèn giao thông theo hành vi” trong phòng khách
- Khu vực xanh, trẻ có thể thoải mái vẽ vời và phát huy hết khả năng sáng tạo.
- Vùng màu vàng, trẻ phải ký “hợp đồng” khi chơi điện thoại di động, trong đó quy định thời gian sử dụng và các quy tắc.
- Vùng đỏ, những hành vi nguy hiểm như chạm vào ổ cắm hoàn toàn bị cấm, nếu vi phạm sẽ bị "giam giữ".
bố mẹ thông minh sử dụng phương pháp "đèn giao thông".
Phương pháp đào tạo theo hậu quả tự nhiên
- Nếu trẻ làm đổ sữa, hãy để con tự lau sạch.
- Nếu trẻ không làm bài tập về nhà, hãy để bé tự giải thích với giáo viên.
Đây là phương pháp cũ của Montessori, dành riêng cho những đứa trẻ thích "đổ lỗi". Bằng cách cho trẻ đối mặt với hậu quả của hành động mình gây ra, sẽ học được cách chịu trách nhiệm về hành động đó.
Tổ chức một cuộc họp gia đình
Mỗi cuối tuần, cả gia đình sẽ bỏ phiếu để đặt ra nội quy gia đình và để trẻ quyết định cách phạt nếu vi phạm. Cách tiếp cận dân chủ này có khả năng thuyết phục trẻ hơn là bố mẹ đưa ra các quy tắc theo cách độc đoán.
Trên thực tế, bản chất của việc đặt ra quy tắc là quy tắc không phải là xiềng xích mà là phao cứu sinh. Giống như bố của Jobs, ông cho phép con tháo rời các thiết bị điện, nhưng phải vệ sinh các bộ phận. Điều này cho biết, bố mẹ nên để trẻ lớn lên trong môi trường mà sự tự do và ranh giới song hành, nhằm nuôi dạy trẻ dám suy nghĩ và có trách nhiệm.
Thực tế, giáo dục không phải là cắt tỉa cành mà là đánh thức mùa xuân trong hạt giống. Khi sử dụng đúng phương pháp, mọi đứa trẻ "hư" đều có thể phản công và trở thành "ngựa ô". Đồng thời, khuyến khích bố mẹ hạn chế đánh mắng khi nuôi dạy con.
Bình luận