Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền

Dạy con hiểu về tiền bạc và tài chính từ sớm là một trong những điều bố mẹ nên làm.

Trong thời đại ngày nay, kiến thức tài chính giúp trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, trang bị những kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân thông minh và hiệu quả. 

Một trong những lý do quan trọng nhất để dạy trẻ về tài chính là giúp trẻ hiểu giá trị của đồng tiền. Khi trẻ biết rằng tiền không tự dưng có được mà cần phải lao động và tiết kiệm, chúng sẽ có ý thức hơn về việc chi tiêu. Trẻ sẽ học được cách phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, từ đó đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn hơn trong tương lai.

Câu nói "Bố mẹ là Nhân, con cái là Quả" thể hiện rõ mối liên hệ giữa hành động của bố mẹ và sự phát triển của con cái. Khi bố mẹ "gieo nhân xấu", cụ thể là hoang phí tiền bạc, sẽ có tác động đến trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 1

Ảnh minh họa.

Khi trẻ chứng kiến bố mẹ tiêu xài hoang phí, có xu hướng học theo thói quen này. Trẻ có thể cảm thấy rằng việc tiêu tiền mà không cân nhắc là điều bình thường, dẫn đến việc chúng không biết quý trọng giá trị của đồng tiền. Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, nơi trẻ tiếp tục hành động giống như bố mẹ mà không hiểu rõ về quản lý tài chính.

Trẻ em lớn lên trong môi trường mà cha mẹ không có thói quen tiết kiệm hoặc lập kế hoạch tài chính có thể thiếu hụt những kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân. Khi trẻ không được dạy về giá trị của việc tiết kiệm, lập ngân sách và chi tiêu hợp lý, có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính khi trưởng thành.

Đồng thời, trẻ có thể phát triển tâm lý phụ thuộc vào việc tiêu dùng để cảm thấy hạnh phúc. Điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng trong cuộc sống khi chúng không thể mua sắm những thứ mình muốn, tạo ra cảm giác thiếu thốn và bất mãn. Đối với vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích.

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 2

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 3

Có câu nói "Bố mẹ là Nhân, con cái là Quả" bố mẹ "gieo nhân xấu" cụ thể là hoang phí tiền bạc, sẽ tác động đến trẻ thế nào? 

Đối với vấn đề này sẽ tác động đến trẻ ở nhiều khía cạnh.

Về vật chất, nếu bố mẹ hoang phí tiền bạc, không có cách thức sử dụng đúng về tiền, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu cho việc học, chế độ dinh dưỡng, các cơ hội trải nghiệm...

Trong trường hợp, bố mẹ quá giàu có và trẻ không bị ảnh hưởng bởi vật chất cũng đem đến nhiều hậu quả tiêu cực. Ví dụ, trẻ không biết quý trọng đồng tiền, hay chi tiêu hoang phí là cách thể hiện bản thân, hay thói quen nhìn và đánh giá người khác thông qua vật chất bên ngoài. Về lâu dài, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc cân đối giữa lượng tài chính thu được và chi ra. 

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 4

Khi trẻ lớn lên trong môi trường mà bố mẹ không quản lý tài chính tốt, liệu trẻ có khả năng bị mắc kẹt trong vòng lặp tiêu xài phung phí hay không?

Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh về điều này. Nhưng nếu nhìn nhận vào thực tế, chúng ta sẽ nhận thấy từ môi trường gia đình tác động, trẻ có khả năng bị mắc kẹt trong vòng lặp tiêu xài phung phí.

Theo học thuyết Pandora (Học thuyết học hỏi theo quan sát) cho thấy, khi trẻ lớn lên trong môi trường bố mẹ quản lý tài chính kém, thì trẻ sẽ không có hình mẫu tốt để học cách quản lý tài chính phù hợp. Đồng thời, trẻ dần mặc định theo bản năng sống với quan điểm trên.

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 5

Có những phương pháp nào giúp trẻ hiểu rõ hơn về quản lý tài chính và trách nhiệm cá nhân khi lớn lên?

Đầu tiên, bố mẹ nên dạy trẻ hiểu về ý nghĩa, giá trị của tiền trong cuộc sống, bởi ranh giới giữa sự hoang phí - cân đối, hay ranh giới giữa kiêu kiệt, dè xẻn - cân đối là rất mong manh. Trong vài trường hợp, những ranh giới này sẽ thay đổi, ứng biến và linh hoạt. 

Tiếp theo, hãy xem xét tùy vào từng tình huống, độ tuổi, tính cách, bố mẹ sẽ giúp trẻ tập tự mình quyết định, lên kế hoạch trong việc chi tiêu, hay quản lý tài chính của bản thân. 

Ví dụ, ở độ tuổi nào bố mẹ nên bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt, bàn bạc về câu chuyện tài chính trong gia đình... Những điều này nhằm giúp trẻ sớm có sự tiếp xúc với tiền bạc. Đi kèm đó là sự giải thích về các mục tiêu về tiền bạc.

Bố mẹ có thể bàn bạc về cách thức chi tiêu hợp lý, giúp trẻ nhận ra rằng việc tiết kiệm cho mục tiêu lớn hơn là một lựa chọn thông minh.

Khi trẻ lớn hơn, đặc biệt ở độ tuổi vị thành niên, việc bàn bạc về câu chuyện tài chính trong gia đình cũng trở nên quan trọng hơn. Bố mẹ có thể thảo luận về các quyết định tài chính lớn trong gia đình, chẳng hạn như việc mua sắm, đầu tư hay tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. Điều này giúp trẻ có cái nhìn thực tế về quản lý tài chính và hiểu rằng mỗi quyết định đều có những hệ quả nhất định.

Bố mẹ "gieo nhân xấu" tiêu xài hoang phí con sau này nghèo khó? Chuyên gia nói đây là cách dạy con hiểu đúng về tiền - 6

Bố mẹ có thể làm gì để chuyển hóa những thói quen xấu về tiền bạc thành những bài học tích cực cho trẻ?

Thực tế, bài học đáng giá nhất là dựa trên sự thất bại. Sau khi bố mẹ dạy trẻ về tiền bạc, đây thực chất dừng ở việc hiểu lý thuyết, chưa hiện thực hóa với bản thân mỗi đứa trẻ.

Vì vậy, hãy dạy trẻ về cách chi tiêu, quản lý tài chính cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, người mẹ trao cho trẻ 200.000 và tiêu dùng trong một ngày.

Ban đầu khi chưa được hướng dẫn, trẻ có thể dùng hết số tiền này để mua đồ ăn vặt, đồ chơi... Lúc này, nếu trẻ than vãn về việc đã chi tiêu số tiền nhanh chóng, bố mẹ nên tận dụng cơ hội để dạy con, biết nói "Không" với sự cầu cứu đúng lúc để trẻ hiểu về hậu quả của việc chi tiêu không phù hợp. 

Trường hợp khi trẻ trưởng thành, nếu nhận được số tiền lớn hơn, trẻ sẽ không biết cách quản lý hiệu quả, vô tình tạo ra hệ lụy tiếp theo trong cuộc sống tương lai.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Giá vàng cắm đầu giảm sau thông tin mới từ Mỹ

Giá vàng cắm đầu giảm sau thông tin mới từ Mỹ

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Năm tại Mỹ, chịu ảnh hưởng từ báo cáo lạm phát cao hơn kỳ vọng. Mặc dù thị trường đã chịu áp lực bán từ đêm trước, báo cáo lạm phát chỉ làm gia tăng nhẹ thêm mức giảm. Hoạt động chốt lời từ các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục đè nặng lên giá kim loại quý này.

Ma Văn Kháng qua “Một chiều giông gió”

Ma Văn Kháng qua “Một chiều giông gió”

“Một chiều giông gió” là một truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, in đậm cá tính sáng tạo của Ma Văn Kháng. Đó là một truyện ngắn có tư tưởng nhân văn sâu sắc, ôm chứa nhiều tình huống, dung lượng đời sống lớn được dồn nén trong số ít trang, khắc họa thành công những nhân vật và biểu tượng độc đáo, có giọng điệu riêng, ngôn ngữ đặc sắc, khá đa dạng và phong phú.