Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất

Khi trẻ nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư không được tôn trọng, thường cảm thấy thất vọng và tổn thương.

Nhật ký là không gian riêng tư mà nhiều trẻ sử dụng để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và những trải nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh lại có thói quen xem trộm nhật ký hoặc kể những câu chuyện riêng tư của con ra bên ngoài.

Vấn đề này gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Mỗi cá nhân đều cần có một không gian an toàn để thể hiện bản thân. Khi trẻ nhận ra rằng những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư của mình không được tôn trọng, có thể cảm thấy thất vọng và tổn thương. Điều này dẫn đến cảm giác lo âu, giảm tự tin, và thậm chí khép kín trong giao tiếp với bố mẹ.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 1

Ảnh minh họa.

Trẻ thường nhạy cảm với ý kiến của người khác, và việc bị đưa ra bên ngoài sẽ tạo ra áp lực lớn lên tâm lý, không còn muốn chia sẻ những tâm tư, tình cảm với bố mẹ nữa.

Để tránh những tác động tiêu cực này, bố mẹ nên tìm cách thiết lập môi trường giao tiếp cởi mở và tin tưởng. Hãy đặt ra một nguyên tắc rằng nhật ký là không gian riêng, và việc xâm phạm vào đó sẽ không được chấp nhận. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ một cách tự nhiên, thay vì xâm phạm vào những điều riêng tư.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra nhận định sâu sắc và chi tiết hơn về vấn đề này, cũng như giúp bố mẹ hiểu được những tác động khi xâm phạm không gian riêng tư của con, và lý do tại sao điều này cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 3

Nếu trẻ phát hiện ra rằng bố mẹ đã đọc nhật ký, hay kể bí mật của mình ra bên ngoài, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ ra sao?

Tôi đã từng rơi vào trường hợp trên, để lại sang chấn tâm lý và ảnh hưởng đến bản thân tôi cho đến bây giờ, đó là cảm giác mất an toàn. 

Xét về tâm lý, bản thân đa phần đứa trẻ rơi vào trường hợp này là sốc, xấu hổ, khổ sở, cảm giác bị xúc phạm...

Xét về góc độ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ và bố mẹ, điều này còn tùy vào độ tuổi, tính chất và mục đích bố mẹ đọc trộm nhật ký của con là gì...

Cho dù đó là chính đáng hay không, nhưng việc chưa được phép đã xâm phạm khiến trẻ cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Trẻ trở nên xa lánh, gây hấn, thậm chí thù địch với bố mẹ. Nhiều trẻ về sau chọn tha thứ nhưng bên trong sẽ thiếu đi sự tin tưởng.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 4

Việc mất niềm tin trong giai đoạn trẻ trưởng thành có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ tương lai của trẻ với người khác như thế nào?

Tâm lý chung của con người có tính lây lan, khi trẻ mất đi cảm giác an toàn từ chính gia đình sẽ dễ nghi ngờ, mất an toàn đối với mọi người xung quanh (bạn bè, người yêu, đồng nghiệp...) 

Quay lại trả nghiệm từ bản thân tôi, khi biết bố mẹ đọc trộm nhật ký, sau đó một thời gian cô không dám viết tiếp nhật ký nữa, cảm giác đó rất khủng khiếp đối với tôi. Bởi thời điểm đó, viết nhật ký như là cách tốt nhất để tôi trút ra cảm xúc của mình. Vì vậy, khi tôi phát hiện ra nhật ký bị đọc lén, thậm chí dùng nhật ký đó để bêu xấu mình. Về sau này khi trưởng thành và suy nghĩ ổn định hơn, bản thân tôi mới tìm lại niềm tin để viết nhật ký.

Ở phương diện đứa trẻ, sẽ khó có lại được niềm tin với những người xung quanh, giống như chặn đứng cảm xúc, lấy đi quyền được bày tỏ, về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, hành vi và cách trẻ nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 5

Theo chuyên gia, quyền riêng tư của trẻ nên được hiểu và tôn trọng như thế nào trong môi trường gia đình? Có những giới hạn nào nên đặt ra cho cả bố mẹ và trẻ?

Chúng ta nên nhìn nhận thực tế là, không phải gia đình Việt nào cũng có đủ sự hiện đại và cởi mở, bởi theo quan niệm truyền thống bố mẹ có quyền giám sát, kiểm soát tất cả trong cuộc sống của con. 

Điều này khiến trẻ cảm thấy bị gò bó, như giam cầm, không đáng được tôn trọng... Dù trẻ còn nhỏ thì quyền riêng tư cơ bản đều cần được tôn trọng. Ngay cả bản bân tôi trong quá trình tư vấn cho thân chủ của mình, luôn đề cao quyền riêng tư, bảo mật thông tin. 

Vì vậy, giới hạn cơ bản nhất bố mẹ nên tuân thủ là xác định không gian, đồ vật riêng của con, và khi cần chạm vào hay sử dụng phải được sự cho phép. Ví dụ, khi bố mẹ cho con ngủ riêng phòng, dù trẻ 3 tuổi, 5 tuổi.. thì bố mẹ vẫn nên xin phép trước khi bước vào phòng con.

Riêng về vấn đề xem nhật ký, hay kể chuyện riêng tư của con... rất nhạy cảm, bố mẹ cần nghiêm túc thực hiện việc tôn trọng.

Bố mẹ lén xem nhật ký, tin nhắn của con cho vui, nhưng là cách khiến con muốn xa nhà nhanh nhất - 6

Những cách nào để trẻ chủ động chia sẻ với bố mẹ, mà không xâm phạm không gian riêng tư của con?

- Điều đầu tiên nên đến từ sự chân thành của bố mẹ dành cho con.

- Tạo không gian riêng biệt cho mỗi thành viên trong gia đình.

- Cởi mở trò chuyện, khuyến khích câu hỏi mở "Hôm nay con cảm thấy thế nào" , "Kể mẹ nghe xem điều gì làm con vui nhất trong ngày" "Điều gì khiến con buồn và thất vọng về bố mẹ?"... 

Trong quá trình này, hãy lắng nghe, đừng vội cho trẻ lời khuyên khi chưa đúng thời điểm. Việc lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe những gì trẻ nói, mà là hiểu và cảm nhận những gì trẻ đang trải qua. Khi trẻ cảm thấy được lắng nghe một cách chân thành, sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Đôi khi, trẻ chỉ cần một người để thấu hiểu mà không cần phải đưa ra giải pháp ngay lập tức.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo ra những hoạt động thú vị để khuyến khích trẻ chia sẻ, chẳng hạn như cùng nhau tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, chơi trò chơi hay đơn giản là đi dạo. Những khoảnh khắc này mang lại niềm vui, tạo ra không gian thoải mái để trẻ có thể bộc lộ cảm xúc mà không bị áp lực.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Amsterdam, “Venice phương Bắc”

Amsterdam, “Venice phương Bắc”

Amsterdam, thủ đô của Vương quốc Hà Lan, một quốc gia nhỏ ở Tây Âu với hơn 40% lãnh thổ thấp hơn mặt nước biển từ 1 đến 2 mét. Hà Lan nói chung và Amsterdam nói riêng hệ thống kênh rạch và đê biển đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người dân thủ đô Amsterdam coi kênh rạch không chỉ là công trình thủy lợi mà còn là công trình văn hóa độc đáo được xây dựng qua bao thế kỷ.

Potsdam – thành phố Hollywood của Đức

Potsdam – thành phố Hollywood của Đức

Potsdam đặc biệt nổi tiếng về di sản văn hóa là thành phố ngự trị của Vương quốc Phổ, với nhiều lâu đài, cung điện, vườn hoa, nơi được ví là Hollywood của Đức. Potsdam nằm về phía Bắc nước Đức thuộc bang Brandenburg, là thành phố đông dân nhất của bang. Potsdam cách thủ đô Berlin khoảng 60km.

Roma - Thành phố nghìn năm tuổi

Roma - Thành phố nghìn năm tuổi

Theo truyền thuyết, Roma là tên một thành phố do vị vua đầu tiên của Italia là Romulus đặt, lúc ông được tôn làm vua năm 753 Trước công nguyên (TCN). Lúc đầu Roma là sự hợp nhất của các làng nằm trên các ngọn đồi Roma. Nhưng đến khoảng thế kỷ thứ VI và thứ V TCN, Roma phát triển nhanh và chẳng bao lâu trở thành thủ đô của một đế quốc rộng lớn, thâu tóm hầu hết các vùng đất ven biển