Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này

Trong quá trình nuôi dạy, nhiều phụ huynh đối mặt với một câu hỏi: Có nên để con mình trải qua thất bại để học hỏi và trưởng thành hay không?

Thành công là một khái niệm đa chiều và có thể khác nhau ở từng trẻ. Đối với một số trẻ, thành công đơn giản là hoàn thành một bài tập khó hoặc giành chiến thắng trong một cuộc thi.

Đối với những trẻ khác, thành công là việc xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè hoặc phát triển sở thích cá nhân. Việc nhận thức rằng thành công không chỉ giới hạn ở những thành tựu vật chất mà còn bao gồm sự hài lòng và hạnh phúc cá nhân là rất quan trọng.

Một trong những yếu tố chính để trẻ thành công là khả năng tự lập. Trẻ cần học cách tự mình giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Để giúp trẻ đạt được thành công trong cuộc sống, bố mẹ và người lớn cần hiểu rõ về những yếu tố quan trọng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt.

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 1

Ảnh minh họa.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nhiều bậc phụ huynh đối mặt với một câu hỏi khó: Có nên để con mình trải qua thất bại để học hỏi và trưởng thành hay không? Khái niệm "nhẫn tâm" trong giáo dục trẻ không phải là sự lạnh lùng hay vô tâm, mà là một cách tiếp cận có ý thức nhằm giúp trẻ phát triển khả năng tự lập, kiên trì và khả năng đối mặt với thử thách. 

"Nhẫn tâm" có thể hiểu là việc không can thiệp quá mức vào những khó khăn mà trẻ gặp phải. Thay vì bảo vệ quá mức, bố mẹ cho phép trẻ trải nghiệm những thử thách và khó khăn nhất định. Điều này giúp trẻ hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học hỏi và phát triển.

Khi trẻ gặp phải thất bại, cũng có cơ hội để phân tích những gì đã xảy ra, rút ra bài học và điều chỉnh hành vi trong tương lai. Thay vì chỉ đơn thuần nhận được thành công, trẻ sẽ hiểu rõ hơn về quá trình đạt được mục tiêu. Để giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đưa ra lời khuyên hữu ích. 

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 3

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có nên cho phép con cái mắc lỗi không?

Thực tế, ai trong chúng ta cũng sẽ mắc lỗi, có hành xử sai, nói sai, quyết định sai... 

Trong bản thân bố mẹ cũng có lúc mắc lỗi, vì vậy việc trẻ phạm lỗi gần như là quy luật tất yếu. Vì vậy, việc bố mẹ cho trẻ hay không thì theo tiến trình phát triển, trẻ vẫn sẽ mắc lỗi về vấn đề nào đó. 

Trường hợp, bố mẹ nghiêm khắc "Con không được mắc lỗi", điều này khiến trẻ dần trở nên xa cách, khi bản thân vô tình phạm sai lầm, thường im lặng hơn là chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ. Do đó, nói đúng hơn là bố mẹ có chấp nhận việc trẻ phạm lỗi hay không.

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 4

Thưa chuyên gia, có nhận định cho rằng bố mẹ "nhẫn tâm" (Ví dụ, trẻ nhỏ bị ngã, nhưng không vội đỡ con dạy, trẻ thất vọng không đạt giải cao trong kỳ thi vẽ,..) để con mắc lỗi sẽ dễ dạy con thành công hơn? Chuyên gia nghĩ sao về điều này?

Trường hợp bố mẹ "nhẫn tâm" theo kiểu tích cực như trẻ bị ngã, nhưng không vội đỡ con dạy, hay biết năng lực con không thể đạt được giải cao trong kỳ thi vẽ, nhưng khuyến khích trẻ tham gia trải nghiệm để rèn luyện và cố gắng hơn... Điều này cho thấy, bố mẹ có tình yêu thương lớn, cũng như đủ tri thức để có thể "nhẫn tâm' đúng cách.

Bởi theo bản năng chung của những ai làm bố mẹ thường sẽ không đủ "nhẫn tâm" để nhìn con chịu khổ. Ví dụ, ở góc nhìn khác khi trẻ ngã bố mẹ sẽ vội vàng tới và đỡ con, đây là nhu cầu được bao bọc con tự nhiên.

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 5

Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ sau khi trẻ trải qua thất bại, phạm lỗi? Có những phương pháp nào để trẻ có thể rút ra bài học từ trải nghiệm đó?

Thứ nhất, bố mẹ ở bên và đồng hành cùng trẻ.

Thư hai, bố mẹ giải thích để trẻ hiểu, ý nghĩa đằng sau việc thất bại, phạm lỗi đó là gì.

Thứ ba, bố mẹ hỗ trợ trẻ tiếp tục đứng lên sau thất bại, hay lỗi lầm đó. Hãy cùng con đề ra phương án mới để chinh phục lại.

Thứ tư, chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với con nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm dạy con bài học về sự cố gắng.

Thực tế, vẫn chưa có phương pháp rõ ràng về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể tuân theo nguyên tắc cơ bản là không nên lên án "Con là đứa vô tích sự" "Con là đứa không làm được điều gì cả"..., Thay vào đó, hãy chỉ ra lỗi sai, hướng dẫn và cùng trẻ sửa đổi.

Tiếp theo, bố mẹ không nên tự ý khen khi trẻ làm điều không nên, ví dụ như đánh mèo, vứt đồ ăn, đánh bạn.... Lúc này bố mẹ không nên hùa theo ý trẻ, hãy phân tích, chỉ ra điều gì trẻ nên làm và điều gì không. Nhằm giúp trẻ hiểu rằng, lời khen ngợi dành cho mình khi làm điều đúng, xứng đáng với sự cố gắng. Trường hợp, trẻ cố ý phạm lỗi, đồng nghĩa với việc sẽ bị trách phạt và cần nếm trải sự thất bại.

Đây là nguyên tắc lớn, mà bố mẹ cần dạy cho con, bởi đây là nguyên tắc quan trọng trong cuộc sống, có thể theo trẻ đến hết cuộc đời.

Ngày nay, có một số tình huống "dở khóc dở cười" ở bố mẹ trẻ sinh con một (cậu ấm cô chiêu), vì vậy chỉ cần trẻ muốn bất kỳ điều gì, bố mẹ đều cho phép hoặc đáp ứng. Vì vậy, bố mẹ cần xem xét lại vấn đề này, tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp theo từng hoàn cảnh, điều kiện gia đình, và độ tuổi của trẻ.

Bố mẹ "nhẫn tâm" để con thất bại từ nhỏ, lớn lên sẽ thành công? Chuyên gia nói hãy làm theo cách này - 6

Những chiến lược nào có thể giúp trẻ phát triển tinh thần kiên trì và không bỏ cuộc sau những lỗi lầm?

Điều đầu tiên bố mẹ cần giúp trẻ nhận thức rõ rằng mắc lỗi là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Khi trẻ mắc lỗi có nghĩa đã làm điều gì đó chưa đúng, nhưng điều này không hẳn trẻ là người tồi tệ.

Thứ hai, hãy giúp trẻ bình thường hóa những lỗi lầm mà bản thân không thể kiểm soát. Ví dụ, một hôm trẻ dự định đi chơi công viên với bạn bè, nhưng không thể thực hiện do trời mưa.

Kèm theo trẻ cũng cần hiểu rằng không thể bình thường hóa những lỗi lầm mà bản thân có thể kiểm soát. Ví dụ, trong buổi tối trẻ cần làm xong bài tập được giao nhưng trẻ mãi vui chơi, xem TV,... mà không thể hoàn thành.

Tiếp theo, hãy dạy trẻ hiểu rằng thất bại không đáng sợ bằng việc có tinh thần kém, để trẻ đủ dũng cảm để đối mặt nó. Sau khi vực dậy, trẻ nhận ra rằng, bản thân có thể buồn vì điều gì đó, nhưng cần đủ can đảm, tinh thần tích cực để khởi đầu lại. 

Cuối cùng, điều cốt lõi nhất là dạy trẻ biết yêu bản thân đúng cách, khi trẻ yêu đủ sẽ biết cách "nhẫn tâm" để đưa mình vào trong khuôn kỷ luật tốt. 

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Thực hiện hướng dẫn số 69-HD/BTGTW, ngày 20/9/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 03 năm 2023 – 2025; Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Liên hiệp các Hội Văn h

Phát động Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Phát động Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức lễ phát động Cuộc thi “Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng” với chủ đề “Vang mãi khúc quân hành”.