Cắt cành cây cho thêm 1 thìa gia vị này vào, rễ đâm tua tủa, tỷ lệ sống 99%

Thứ nước này không dùng để tưới mà dùng để ngâm các cành, các nhánh cây cảnh mà bạn mới cắt và dự định giâm thành các cây con mới.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình đang tận dụng các loại nước ép hoa quả dư thừa của gia đình mình để chăm sóc hoa và cây cảnh trong nhà mà không hề biết nước hoa quả chỉ tốt cho sức khỏe chứ lại gây bất lợi cho cây trồng. Nguyên nhân được các nhà khoa học đưa ra chính là trong nước hoa quả có chứa lượng lớn đường và cây thì không cần đường để phát triển.

Khi lượng đường quá lớn sẽ ngấm lại trong đất và xung quanh hệ thống rễ của cây cối. Đường sẽ hấp thụ nước và khi này rễ sẽ không thể hút chất dinh dưỡng từ lòng đất và cây trồng có thể chậm phát triển, thậm chí là chết nếu như lượng nước đường mà bạn bón cho cây quá nhiều, bón trong thời gian quá dài.

Cắt cành cây cho thêm 1 thìa gia vị này vào, rễ đâm tua tủa, tỷ lệ sống 99% - 1

Nếu bạn sử dụng nước đường để tưới cho toàn bộ cây bao gồm cả lá và thân cây, lượng đường bám trên lá có thể dẫn dụ ong đến và gây hại cho cây trồng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các loại cây ăn trái như mướp, bầu bí, dưa chuột… bởi ong có thể đến hút đường và châm vào quả khiến cho quả không thể lớn từ đó giảm năng suất thu hoạch.

Thế nhưng 1 muỗng canh đường trắng lại có thể dùng để trồng cây cảnh. Bạn có thể pha nước đường từ đường trắng có trong nhà bạn. Nước đường trắng này rất tốt cho các loại cây cảnh khi giâm cành như hoa trường sinh, hoa hồng, hoa nhài hay các cây lá xanh như lưỡi hổ, trầu bà...

Hướng dẫn cách dùng nước đường để tưới cho cây cảnh:

- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 thìa đường, sau đó chuẩn bị một chiếc cốc hoặc một vật đựng khác. Cho thìa đường vào cốc rồi đổ một ít nước vào, ngoáy tan đường vào nước, nó sẽ trở thành nước đường trắng.

Cắt cành cây cho thêm 1 thìa gia vị này vào, rễ đâm tua tủa, tỷ lệ sống 99% - 2

- Thứ nước này không dùng để tưới mà dùng để ngâm các cành, các nhánh cây cảnh mà bạn mới cắt và dự định giâm thành các cây con mới. Ngâm chúng vào nước đường trong vòng 20 phút là được. 

- Nước đường sẽ giúp các cành mới cắt này có tỷ lệ sống rất cao. Cách làm này khá đơn giản và hiệu quả. Các loài cây cảnh như hoa hồng, hoa nhài, hoa trường sinh, lan càng cua, cẩm tú cầu... đều có thể dùng phương pháp này.

Một số loại nước tốt dùng để tưới cây

1. Bia

Hẳn nhiều người biết trong bia chứa nhiều protein. Chính chất này cộng với khí CO2 tạo ra vi sinh có thể thay thế các loại thuốc trừ sâu. Một số loại côn trùng gây hại cho vườn có thể bị tiêu diệt đấy.

Bước 1: Dùng khoảng 3 đến 4 thìa bia hòa lẫn với bình xịt nước khoảng 2 lít sạch mà gia đình bạn vẫn dùng để tưới cây hàng ngày.

Bước 2: Lắc đều lên và tưới trực tiếp lên cây bằng các bình xịt hay đổ trực tiếp xuống gốc cây. Ưu tiên tưới cây với dung dịch nước bia dạng chậm quanh gốc để tránh gây hại cho cây trồng khi trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời quá cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bia để diệt ốc sên, đuổi ong, bẫy ruồi giấm, gián và diệt chuột cực hiệu quả.

Cắt cành cây cho thêm 1 thìa gia vị này vào, rễ đâm tua tủa, tỷ lệ sống 99% - 3

2. Sữa tươi

Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt mà bạn có thể tận dụng để tưới cây. Khi sữa nhà bạn hết hạn thì nên tận dụng để tưới cho cây nhé.

Bạn đem sữa đã hết hạn đi pha với nước theo công thức ½ sữa - ½ nước. Sau đó đem hỗn hợp này tưới quanh gốc cây. Hoặc nếu còn dư nhiều hơn nữa có thể mang ra để xịt cho lá của cây. Các loại cây rau như cà chua, ớt và bí đao là những cây trồng thích hợp nhất với sữa.

Bên cạnh đó, sau khi đã pha loãng sữa với nước, bạn có thể tưới xung quanh gốc và rễ cây để giúp chúng hấp thụ tốt hơn. Lưu ý: Chỉ nên áp dụng vài tháng 1 lần. Khi sử dụng sữa để tưới cây bạn không nên quá lạm dụng sẽ khiến cây bị hỏng do vi khuẩn. Ngoài ra, chất béo có trong sữa có thể gây ra mùi khó chịu khi được phân hủy.

Nhật Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về