Chồng vừa mất, mẹ chồng đã khuyên tôi tái hôn, thấy thứ bà để dưới gối tôi mới hiểu

Tôi không ngờ, chồng tôi vừa nằm xuống chưa bao lâu mà mẹ chồng đã khuyên tôi đi bước nữa.

Tôi và chồng đều là những đứa con nhà nghèo lớn lên từ làng quê lam lũ. Nhà tôi có em trai nhỏ hơn 5 tuổi, còn nhà anh cũng vất vả chẳng kém khi phải nuôi thêm em út bị liệt nằm một chỗ. Cả hai gia đình đều không có gì ngoài tình thương và sự chịu thương chịu khó.

Chúng tôi quen nhau khi lên thành phố mưu sinh. Tôi làm công nhân trong một xưởng may, còn anh làm việc nặng ở công trường. Những bữa cơm vội ven đường, những buổi tối ngồi bên nhau trong căn phòng trọ chật hẹp, nghèo đói nhưng đầy ắp tiếng cười, đó chính là nền móng cho tình yêu của chúng tôi.

Sau 2 năm gắn bó, chúng tôi quyết định kết hôn. Nhà chồng đưa sính lễ 20 triệu, nhưng bố mẹ tôi giữ lại toàn bộ để lo cho em trai ăn học. Tôi biết chồng cũng buồn, vì thông thường, bố mẹ hay trao lại số tiền đó cho con gái. Dẫu vậy, anh chưa bao giờ trách móc một lời.

- Em là vợ anh, là tương lai của anh, còn tiền chỉ là thứ ngoài thân.

Nghe những lời anh nói, tôi vừa cảm động, vừa thấy thương anh.

Chúng tôi lao vào làm việc như những con ong chăm chỉ, tiết kiệm từng đồng với hy vọng một ngày sẽ có ngôi nhà của riêng mình, để con cái sau này không phải chịu cảnh thuê trọ chật vật như bố mẹ.

10 năm, bao mồ hôi nước mắt đổ xuống, đến khi con trai tôi lên 10 tuổi, vợ chồng tôi cuối cùng cũng mua được nhà. Bố mẹ chồng dù sống ở quê nghèo nhưng vẫn góp cho chúng tôi một ít tiền. Tôi biết, đó là tất cả những gì họ có.

Chồng vừa mất, mẹ chồng đã khuyên tôi tái hôn, thấy thứ bà để dưới gối tôi mới hiểu - 1

Tôi và chồng luôn động viên nhau cố gắng. (Ảnh minh họa)

Ngày chuyển vào nhà mới, chúng tôi đã bật khóc vì hạnh phúc. Tôi tưởng rằng, từ đây trở đi cuộc đời sẽ yên ổn. Nhưng 3 năm sau, một cú điện thoại lúc nửa đêm đã kéo sập tất cả. Chồng tôi bị tai nạn nghiêm trọng ở công trường và không qua khỏi.

Tôi lao vào bệnh viện ngay trong đêm. Khi nhìn thấy anh nằm đó, lạnh ngắt, tôi gần như gục xuống. Con trai tôi thì khóc gọi “bố ơi” đến lạc giọng. Cảnh tượng ấy đến giờ tôi vẫn không dám nhớ lại.

Vài ngày sau, mẹ chồng lên thành phố. Bà không khóc, nhưng ánh mắt đỏ hoe và cử chỉ lặng lẽ của bà khiến tôi nghẹn lời.

Sau khi lo tang lễ cho chồng xong, mẹ chồng đến ở với tôi vài ngày để chăm sóc tôi. Bà tự tay nấu ăn, giặt giũ, vỗ về cả tôi lẫn cháu nội. Một tối, bà ngồi cạnh tôi, nhẹ nhàng nói:

- Con còn trẻ, cuộc đời còn dài. Nếu có người thương con thật lòng, con cứ nghĩ tới chuyện bước tiếp. Đừng vì chúng ta mà chôn vùi tuổi xuân.

Tôi sững sờ. Tôi không ngờ chồng tôi vừa nằm xuống chưa bao lâu mà mẹ chồng đã khuyên tôi đi bước nữa. Có lẽ, bà thương tôi thật lòng, không muốn tôi phải ở góa vì con trai bà. Hoặc có lẽ, bà nói vậy chỉ là để thử lòng tôi. 

Chồng vừa mất, mẹ chồng đã khuyên tôi tái hôn, thấy thứ bà để dưới gối tôi mới hiểu - 2

Chồng tôi vừa mất không lâu, mẹ chồng đã khuyên tôi tái hôn. (Ảnh minh họa)

Khi nụ cười xuất hiện trở lại trên môi tôi, mẹ chồng đã về quê. Trước khi đi, bà không nói gì nhiều, chỉ ôm tôi rồi bảo:

- Nếu có chuyện gì, cứ gọi cho mẹ.

Vài ngày sau, tôi dọn phòng mẹ chồng từng ở. Khi lật chăn lên, tôi thấy một túi vải nhỏ dưới gối. Mở ra, bên trong là 100 triệu, cùng với đó là một mảnh giấy nhỏ viết:

- Đây là tất cả mẹ có, mẹ cho con. Đừng lo cho mẹ, mẹ chỉ mong con sống hạnh phúc.

Tôi bật khóc nức nở. Lúc đó, tôi đã hiểu ra tất cả. Bà không trách tôi nhiều năm làm dâu mà hiếm khi về thăm ông bà, không oán tôi không sinh thêm con sau ngần ấy năm. Bà chỉ âm thầm yêu thương, âm thầm hy sinh, thật lòng mong tôi được hạnh phúc, và cuối cùng, gửi gắm tất cả tâm tình vào chiếc túi vải cũ kỹ ấy.

Lúc đó, tôi quyết định đời này sẽ không tái giá. Không phải vì trách nhiệm hay vì quá khứ, mà vì tấm lòng của người mẹ chồng ấy khiến tôi không nỡ quay lưng.

Tôi sẽ ở lại, chăm sóc cho con và cả bố mẹ chồng già yếu cùng em chồng nằm liệt giường. Bởi nếu tôi tái hôn, một ngày nào đó khi bố mẹ chồng nằm một chỗ hay qua đời, ai sẽ chăm họ, chăm em chồng? Đó là điều duy nhất tôi có thể làm để trả lại chút ân tình mà họ đã dành cho tôi.

Tôi cũng nhận ra rằng, có những tình thân không cần máu mủ, có những yêu thương không cần nói thành lời. Chỉ cần một cái ôm, một túi tiền cũ, một dòng chữ viết tay là đủ khiến người ta nhớ suốt đời.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Choáng ngợp cung điện bay Boeing 747-8 mà Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump

Choáng ngợp cung điện bay Boeing 747-8 mà Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump

Một chiếc máy bay sang trọng trị giá 400 triệu USD do hoàng gia Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây tranh cãi dữ dội. Chiếc Boeing 747-8 này sẽ tạm thời thay thế Air Force One đến năm 2029 và sau đó được chuyển giao cho thư viện tổng thống của ông Trump. Món quà đặt ra nhiều câu hỏi về an ninh, ảnh hưởng ngoại bang và mối quan hệ Mỹ - Qatar.

Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình

Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng, cùng lối sống giản dị, hết lòng vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của các nghệ sĩ và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt. Họ vẽ tranh, tạc tượng về Người như một sự thôi thúc của tình cảm tự nhiên, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu, sự ngưỡng mộ và tôn kính đối với vị cha già của dân tộc

Ông Trump nói Ấn Độ đã đề nghị

Ông Trump nói Ấn Độ đã đề nghị "không áp thuế" với Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Ấn Độ đã đề xuất xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ như một phần của thỏa thuận thương mại mới. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng đang làm chao đảo thương mại toàn cầu.

“Bài ca năm tấn” được bắt nguồn cảm xúc từ mảnh đất… Hưng Yên

“Bài ca năm tấn” được bắt nguồn cảm xúc từ mảnh đất… Hưng Yên

“Bài ca năm tấn” là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và là bài hát được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong ca khúc không có câu chữ nào nhắc tới địa danh của tỉnh Thái Bình, nhưng nhiều người cứ lầm tưởng ông viết ngay trên mảnh đất Thái Bình, hoặc đi thực tế ở Thái Bình rồi về Hà Nội ngồi viết. Thưa không! Nguồn cảm xúc của “Bài ca năm t