Đàn ông có tiền "không ngoại tình mới là chuyện lạ"!

Người ta thường nói: “Đàn ông có tiền sẽ thay lòng”. Nghe có vẻ cay nghiệt nhưng trong cuộc sống, càng ngày tôi càng thấy câu này chẳng phải vô lý.

Đàn ông có tiền "không ngoại tình mới là chuyện lạ"! - 1

Có những người đàn ông bản chất đã háo sắc, ưa chinh phục. (Ảnh minh họa)

Chẳng cần nhìn đâu xa, cứ thử nhìn quanh, từ những người chồng “bên ngoài lịch lãm – bên trong lắm mưu”, cho tới các đại gia xuất hiện bên các “chân dài” mơn mởn, ta sẽ thấy: tiền bạc với đàn ông đôi khi không chỉ là phương tiện, mà còn là cánh cửa mở ra cả một thế giới đầy cám dỗ.

Không phải đàn ông nào có tiền cũng tệ bạc. Nhưng nếu nói đàn ông có tiền mà không dễ sa ngã, thì cũng hơi lạc quan quá. Có những người đàn ông bản chất đã háo sắc, ưa chinh phục. Với họ, phụ nữ giống như một cuộc chơi – càng khó, càng đẹp, càng xa tầm tay thì lại càng kích thích. 

Khi trong tay họ có tiền, địa vị, họ như được trao thêm vũ khí để “săn mồi” hiệu quả hơn. Những lời ngọt ngào, những món quà đắt đỏ, những bữa tiệc xa hoa – tất cả khiến họ trở thành “con mồi vàng” trong mắt không ít cô nàng thực dụng.

Rồi còn một dạng đàn ông khác – ban đầu thật thà, thậm chí có phần nhu mì, chung thủy. Nhưng khi giàu lên, khi tiền bạc tự nhiên mở ra cánh cửa mới, họ lại bị mê hoặc bởi những người phụ nữ sắc sảo, biết cách “chơi chiêu”. 

Không ít cô gái ngày nay không cần tình yêu, chỉ cần anh có xe xịn, đồng hồ hiệu và biết “vung tiền” đúng lúc. Họ không cần đàn ông đẹp trai, chỉ cần người biết tiêu tiền. Và đàn ông – dù từng ngay thẳng đến đâu – khi bị những lời ngọt rót vào tai, những ánh mắt lả lơi, những bữa tối riêng tư "tình trong như đã"… cũng dễ dàng sa ngã.

Đàn ông giàu thường bận rộn, thường đi sớm về khuya. Nhưng sự bận rộn đó không phải lúc nào cũng là công việc. Đôi khi nó là những “cuộc họp” kín mà chị em không bao giờ được mời. Họ viện đủ lý do: công việc, đối tác, giao lưu, networking… nhưng thực chất, có khi chỉ là buổi hẹn hò với một ai đó mà ta chẳng thể gọi tên.

Chị em à, đừng tự ru mình vào cái ảo tưởng rằng “chồng mình không giống ai hết”, rằng “chồng mình yêu thương gia đình nên sẽ không bao giờ làm điều tệ hại”. Tin – nhưng đừng tin tuyệt đối. Nhất là khi người đàn ông của bạn kiếm được nhiều tiền, có vị trí, có nhiều mối quan hệ… thì càng nên giữ chút tỉnh táo cho riêng mình. Không phải để soi mói, ghen tuông, mà là để bảo vệ chính mình khỏi những vết thương bất ngờ.

Yêu là một chuyện nhưng tin thế nào, tin bao nhiêu lại là chuyện khác. Hãy học cách giữ giá trị của mình, độc lập về kinh tế, đủ tự tin để không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Đừng trao hết lòng tin chỉ vì một lời hứa hay một ánh mắt dịu dàng. Vì trên đời này, thay lòng đổi dạ thường không cần lý do, đôi khi chỉ cần một chiếc váy ngắn và một ly rượu vang đỏ cũng đủ.

Hải Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v