Đây là 6 cách để trẻ đạt EQ và IQ cùng lúc, đơn giản nhưng hiệu quả cao
Bố mẹ có thể áp dụng 6 phương pháp để nuôi dạy đứa trẻ EQ và IQ cao, đơn giản và hiệu quả.
Trong thế giới hiện đại, việc nuôi dạy trẻ em thông minh trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh. Trí thông minh là khả năng tiếp thu kiến thức, phát triển của tư duy, cảm xúc... Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể dạy con phát triển tốt cả EQ và IQ hơn?
"Mượn" bên thứ ba khen ngợi trẻ
Lời khen trực tiếp, dù đơn giản và rõ ràng, đôi khi lại khiến trẻ cảm thấy ngượng ngùng hoặc choáng ngợp. Trẻ có thể không biết cách phản ứng hoặc cảm thấy áp lực khi được chú ý một cách quá mức. Để tạo ra một không gian thoải mái hơn cho trẻ, mẹ có thể thử một cách tiếp cận khác, đó là nhờ người thứ ba khen ngợi con mình.
Hãy khen ngợi trẻ đúng lúc.
Ví dụ, mẹ có thể nói: "Hôm nay cô giáo kể với mẹ con học rất tốt, biết giúp các bạn cùng lớp giải quyết bài tập khó. Điều này khiến mẹ cảm thấy rất tự hào, con ngày càng tiến bộ hơn." Cách khen ngợi này mang lại cảm giác vui vẻ cho trẻ, hiểu rằng nỗ lực của mình được công nhận và đánh giá cao bởi những người khác.
Kiểu khen ngợi từ bên thứ ba giúp trẻ cảm nhận được niềm vui tự nhiên, nâng cao sự tự tin một cách vô hình. Khi trẻ biết rằng những hành động tích cực của mình được mọi người xung quanh ghi nhận, sẽ cảm thấy khích lệ và có động lực để tiếp tục phấn đấu.
Giao tiếp với trẻ qua thư từ
Trong thời đại kỹ thuật số, một bức thư viết tay hay một cuốn nhật ký trở nên hiếm hoy, tuy nhiên bố mẹ có thể tận dụng lại cách này để tạo cầu nối giao tiếp với con.
Một bức thư trở thành bí mật nhỏ trong giao tiếp cảm xúc, cho phép trẻ bày tỏ thế giới nội tâm của mình.
Mẹ cũng có thể khuyến khích con viết ra tâm trạng, suy nghĩ hoặc thậm chí thì thầm với bố mẹ suốt cả ngày.
Và với bố mẹ, với tư cách là người trả lời, nên chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình theo cách tương tự.
Cách giao tiếp này dạy trẻ thể hiện thế giới nội tâm một cách tinh tế, học cách lắng nghe và hiểu người khác.
Giao tiếp với trẻ qua thư từ.
Giữ giọng điệu nhẹ nhàng nhưng cương quyết trước mặt trẻ
Dù là những cuộc trò chuyện hàng ngày hay việc đối mặt với lỗi lầm của trẻ, việc duy trì giọng điệu nhẹ nhàng nhưng kiên quyết là bài học mà bố mẹ nào cũng nên rèn luyện.
Khi trẻ nghe “Mẹ biết việc này khó nhưng chúng ta cùng cố gắng nhé, được không?”, trẻ cảm thấy được động viên hơn là áp lực, được thấu hiểu hơn là trách móc.
Giọng điệu như vậy có thể xoa dịu cảm xúc của trẻ hiệu quả, tiếp nhận thông tin tốt hơn và hiểu sự thật trong trạng thái bình tĩnh, để học cách tự điều chỉnh, trưởng thành.
Hãy để trẻ lớn lên qua những sai lầm
Những sai lầm trong điều kiện nhất định, có thể trở thành chất xúc tác cho sự trưởng thành của trẻ.
Khi trẻ vô tình mắc lỗi, việc chỉ ra lỗi đó kịp thời, rõ ràng và giải thích lý do đằng đó là cách quan trọng giúp trẻ hiểu thế giới và hiểu các quy tắc.
Ví dụ: "Hôm nay con không về nhà đúng giờ khiến bố mẹ lo lắng. Lần sau nhớ báo trước để mọi người không đợi con nhé".
Những cuộc trò chuyện như giúp trẻ hiểu được tác động của hành động của mình đối với người khác, dạy trẻ cách tự suy ngẫm và dần dần phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
Hãy để trẻ lớn lên qua những sai lầm.
Sự chuyển giao cảm xúc kỳ diệu
Đối mặt với những cảm xúc nhỏ nhặt của trẻ, khéo léo chuyển hướng sự chú ý thực sự là một nghệ thuật đòi hỏi tinh tế và nhạy cảm.
Trẻ em thường dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc nhất thời, như cáu kỉnh, buồn bã hay thất vọng, và điều này có thể dẫn đến những hành vi không mong muốn.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ biết cách chuyển hướng sự chú ý của trẻ một cách khéo léo, có thể làm dịu bớt tình huống, phát triển nhiều kỹ năng quan trọng.
Ví dụ, khi trẻ đang cáu kỉnh và không chịu cất đồ chơi, mẹ có thể gợi ý một cách vui vẻ: “Chúng ta hãy tổ chức một cuộc thi xem ai có thể sắp xếp các đồ này xong trước, rồi sau đó cùng nhau đi công viên chơi nhé!” Cách tiếp cận này giúp trẻ quên đi sự khó chịu ban đầu, tạo ra một không khí tích cực và phấn khích.
Việc chuyển giao như vậy giải quyết sự đối đầu, kích thích sự nhiệt tình và hứng thú trong trẻ. Khi trẻ tham gia vào một hoạt động vui vẻ, sẽ cảm thấy được khích lệ và sẵn sàng hợp tác hơn.
Đối mặt với những cảm xúc nhỏ nhặt của trẻ, khéo léo chuyển hướng sự chú ý.
Trở thành bạn cùng chơi của con
Làm bạn với trẻ không chỉ là đồng hành, mà còn là hòa nhập sâu sắc vào thế giới của con.
Dù là sắp xếp lego hay cùng nhau vẽ tranh, những trò chơi tưởng chừng như đơn giản thực sự là những cơ hội tuyệt vời để nâng cao mối quan hệ, bố mẹ hiểu được thế giới nội tâm phong phú của trẻ.Trong những khoảnh khắc tương tác như vậy, trẻ học cách chia sẻ, rèn luyện khả năng hợp tác, tôn trọng và hiểu người khác.
Trẻ sẽ dần hình thành những giá trị xã hội cần thiết, như lòng đồng cảm và sự tôn trọng, tạo nền tảng vững chắc để trở thành người có trách nhiệm.
Bình luận