Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé

Cùng là lạc nhưng dinh dưỡng và độ thơm ngon của lạc vỏ đỏ và vỏ trắng khác nhau thấy rõ, bạn hay ăn loại nào?

Lạc hay có nơi gọi là đậu phộng. Loại hạt này rất giàu vitamin, dưỡng chất và được ví như “hạt trường thọ”, ăn thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, lạc có tác dụng điều hòa tỳ vị, dưỡng huyết, cầm máu cực kỳ tốt.

Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé - 1

Có 2 loại lạc phổ biến hiện nay là lạc vỏ đỏ và vỏ trắng. Nhiều người tin rằng vì chúng cùng là lạc nên dinh dưỡng và hương vị sẽ giống nhau nhưng thực tế hoàn toàn khác. Cùng đón đọc bài viết này của Bếp Eva để biết chúng khác nhau như thế nào, xem xong đừng bao giờ mua bừa nữa nhé.

1. Khác biệt về hương vị

Lạc vỏ đỏ khi nhai bạn sẽ cảm nhận có vị ngọt, nhất là loại mới thu hoạch thì vị ngọt càng rõ. Loại này thích hợp làm sữa hạt, nấu canh,... Ngoài ra, lạc vỏ đỏ còn hỗ trợ bổ khí, dưỡng huyết nên rất thích hợp để ăn sống.

Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé - 2

Trong khi đó, lạc vỏ trắng khi ăn sẽ thấy giòn ngon, thường được dùng để chiên hoặc làm nhiều món ăn vặt khác. Ngoài ra, vì lạc vỏ trắng có hàm lượng dầu cao hơn nên chúng được dùng để làm dầu lạc hoặc bơ lạc.

Hơn thế, hàm lượng calo của lạc vỏ trắng cũng rất thấp nên cực kỳ thích hợp với những người muốn giảm cân.

2. Chênh lệch về dinh dưỡng

Có thể bạn đã biết, lạc vỏ đỏ có tác dụng bổ máu, bổ khí vì thế chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ phần vỏ lạc đi. Ngoài ra, ăn loại hạt này còn giúp điều hòa tỳ vị, chữa chứng đầy hơi, khó chịu.

Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé - 3

Đối với lạc vỏ trắng hàm lượng canxi sẽ cao hơn rất hợp với người già và trẻ em. Bên cạnh đó, ăn loại lạc này cũng giúp cơ thể hấp thu nhiều photpholipit, nguyên tố vi lượng selen, vitamin E hỗ trợ bổ não, cải thiện trí nhớ.

Về giá thành, do lạc vỏ trắng hạt to, năng suất cao nên trên thị trường loại hạt này sẽ được bán với giá rẻ hơn.

Khi đã hiểu rõ về sự chênh lệch của 2 loại lạc trên thì bạn cũng cần phải nắm được cách chọn lạc sao cho ngon. Lưu ý, không phải hạt lạc càng to thì càng ngon mà bạn cần chú ý những điểm sau để chọn mua được lạc thơm, ngon nhất.

Thứ nhất, màu sắc

Dù là lạc vỏ trắng hay vỏ đỏ bạn cũng nên chọn hạt có vỏ màu tươi sáng. Tuyệt đối không mua những hạt lạc có màu thâm đen. Đây là dấu hiệu cho thấy lạc đã bị mốc, nhiễm nấm aspergillus flavus. Loại nấm này chính là tác nhân gây ung thư và khiến cho hương vị của lạc không còn thơm, ngon nữa.

Thứ hai, độ căng của vỏ

Sau khi phơi khô những hạt lạc đã già sẽ trở nên căng mọng. Trường hợp hạt lạc non khi phơi khô dễ bị teo. Những hạt teo tóp thường có giá trị dinh dưỡng thấp, ăn cũng không ngon. Vì thế, hãy chọn những hạt lạc vỏ căng, bóng là tốt nhất.

Đều là lạc nhưng vỏ đỏ và vỏ trắng có khác biệt lớn, đọc xong sau này đừng mua bừa nữa nhé - 3

Thứ ba, ngửi mùi

Khi mua lạc, bạn nên lấy 1 nắm lên ngửi thử. Thường lạc tươi sẽ có mùi thơm hơi ngai ngái. Trường hợp ngửi thấy mùi mốc có nghĩa là lạc đã hỏng, đừng mua dù giá có rẻ đến đâu.

Thứ tư, mầm lạc

Một mẹo khi chọn mua lạc mà ít người nói cho bạn biết chính là quan sát phần mầm lạc. Đây là chấm nhỏ màu trắng nằm ở đầu của hạt lạc. Nếu không thấy chấm này rất có thể lạc đã bị nhuộm màu, bạn tốt nhất không nên mua chúng.

Như vậy, lạc vỏ đỏ và vỏ trắng sẽ có những khác biệt rất rõ về hương vị, công dụng, dinh dưỡng, thậm chí là giá thành. Sau khi đọc được bài viết này, Bếp Eva tin rằng bạn sẽ chọn mua được lạc chất lượng. Lạc có thể chế biến được nhiều món ngon như: Lạc rang, lạc chiên, canh mướp nấu lạc…

Đặng Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về