Dù trẻ bao nhiêu tuổi, có 3 "câu thần chú" mẹ nên nói để con ngoan giỏi
Bố mẹ được khuyên nên giao tiếp nhiều hơn với con, đồng thời trau dồi khả năng điều chỉnh cảm xúc tích cực.
Nhiều đứa trẻ thường ăn vạ, khóc lóc và làm ầm ĩ nếu không đạt được điều mình muốn. Các bậc bố mẹ cũng bất lực vì điều này. Vậy tại sao một số trẻ lại có cảm xúc không ổn định?
Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là vấn đề giáo dục gia đình. Chẳng hạn, một số đứa trẻ sống trong một gia đình không hòa thuận, bố mẹ thường xuyên tranh cãi vì những vấn đề nhỏ nhặt. Hay bố mẹ ly hôn, trẻ không cảm thấy an toàn nên dễ lo lắng, mất mát. Cũng có những đứa trẻ tính cách ích kỷ vì được bố mẹ chiều chuộng.
Những đứa trẻ có chủ nghĩa cá nhân cao trong các mối quan hệ đôi khi sẽ trở thành đối tượng bị bắt nạt, chế giễu hoặc tẩy chay, khiến bản thân trở nên cô đơn, bất lực và tức giận, bất ổn về mặt cảm xúc. Vì vậy, bố mẹ được khuyên nên giao tiếp nhiều hơn với con, hiểu và hỗ trợ, đồng thời trau dồi khả năng điều chỉnh cảm xúc tích cực.
Muốn con ổn định về mặt cảm xúc, bố mẹ nên thường xuyên nói 3 câu sau đây.
"Khi tức giận con không nên la hét, nhẹ giọng cũng có thể giải quyết được vấn đề"
Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Nếu bố mẹ thường xuyên quát mắng, cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt, lâu dần không có lợi cho sự ổn định về mặt cảm xúc của trẻ.
Trước tiên bố mẹ nên tránh cãi vã trước mặt con, duy trì mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp và có thể giao tiếp hài hòa.
Bố mẹ nên hạn chế tranh cãi trước mặt con.
Sau đó, khi giao tiếp với con, bố mẹ cũng cần học cách tôn trọng mong muốn, cảm xúc và hiểu nhu cầu của trẻ.
Khi con cái tranh cãi với bố mẹ, hãy nói "Khi tức giận con không nên la hét, nhẹ giọng cũng có thể giải quyết được vấn đề". Khi trẻ phát hiện ra rằng “nói nhỏ, nói khéo” có thể giải quyết được vấn đề thì trẻ sẽ không còn thích la hét, khóc lóc và gây rối nữa.
"Con yêu! Mẹ tin con có thể làm chủ được cảm xúc của mình"
Việc kìm nén những cảm xúc tiêu cực không phải là một ý hay, nhưng trẻ cũng cần học cách giữ bình tĩnh.
Bố mẹ nên dạy trẻ trở thành người làm chủ cảm xúc của mình.
Để rèn luyện trẻ kiểm soát cảm xúc, trước tiên hãy thiết lập các kênh giao tiếp tốt.
Hãy duy trì giao tiếp tốt với con mình, hiểu suy nghĩ và cảm xúc, khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc.
Khi trẻ tức giận, có thể nói: "Con yêu! Mẹ tin con có thể làm chủ được cảm xúc của mình".
Bố mẹ nên dạy trẻ trở thành người làm chủ cảm xúc của mình.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe và đưa ra những phản hồi, đề xuất tích cực để giúp con giải quyết những bối rối bên trong.
Ngoài ra, mẹ có thể hướng dẫn trẻ nếu đang rất tức giận, hãy cố gắng học cách thở sâu, thư giãn, tìm cách giải trí để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc khi đối mặt với căng thẳng.
Đồng thời, bố mẹ nên giáo dục con cách đối mặt với vấn đề một cách tích cực và học cách tìm kiếm cơ hội, trưởng thành từ khó khăn.
"Khi tức giận đừng ném đồ đạc, chúng ta cùng nhau tìm cách tốt nhất nhé!"
Nếu trẻ tức giận, thích ném đồ đạc và làm một số hành động phá hoại, trước tiên bố có thể xoa dịu cảm xúc và nói với trẻ: "Cố gắng đừng ném đồ đạc khi con tức giận. Con có thể tìm cách chuyển hướng sự chú ý!"
Các bậc bố mẹ hãy thử nghĩ xem, khi tức giận quá thì chúng ta sẽ làm gì?
Có người chọn chạy, có người chọn ca hát, có người thích ăn đồ ăn vặt.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý nuôi dưỡng sở thích, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động hữu ích khác nhau như thể thao, sáng tạo nghệ thuật, hoạt động âm nhạc,...
Hãy chú ý nuôi dưỡng sở thích, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động hữu ích.
Những hoạt động này có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc, đồng thời cải thiện sự tự tin và kỹ năng xã hội, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Để nuôi dưỡng sự ổn định về mặt cảm xúc của trẻ cần có sự nỗ lực chung của bố mẹ, cả gia đình.
Khi trẻ lớn lên, hãy chú ý hơn đến môi trường gia đình, sức khỏe thể chất, kênh giao tiếp, kỹ năng quản lý cảm xúc và sở thích.
Dù trẻ đang ở độ tuổi nào, bố mẹ cũng nên thường xuyên nói với con 3 câu trên, giúp trẻ dần ổn định về mặt cảm xúc. Khi trẻ làm chủ được cảm xúc cá nhân, có thể dễ dàng đối mặt với nhiều thử thách khác nhau trong cuộc sống sau này, trở thành người có tư duy tích cực và thành công.
Bình luận