Đứa trẻ có trí tuệ minh mẫn, tương lai được khai sáng qua 4 hành vi "hư hỏng" trong mắt bố mẹ
Khi trẻ có những “thói quen xấu”, bố mẹ không nên vội lo lắng, bởi đó có thể là tín hiệu não bộ phát triển tốt.
Đối với bố mẹ, những đứa trẻ "nghịch ngợm" thường gây ra những rắc rối bất ngờ. Những hành vi này có thể bao gồm việc trẻ phá đồ chơi, làm bừa bộn, hoặc thậm chí là chạy nhảy khắp nơi. Nhưng thực tế, một số hành vi “nghịch ngợm” của trẻ lại là biểu hiện của sức mạnh não bộ phi thường.
Trẻ em có trí tuệ thông minh thường bộc lộ 4 loại hành vi "nghịch ngợm", bố mẹ không nên nhầm lẫn với thói quen xấu.
Thường không để ý đến lời bố mẹ nói
Có một thời gian bố mẹ Otaru nghĩ rằng con mình quá "nghịch ngợm" và không quan tâm đến lời kêu gọi của họ.
Vì nhiều lần bố mẹ Otaru gọi, Otaru luôn hành động như thể mình không nghe thấy. Về vấn đề này, bố mẹ Otaru cảm thấy rằng đứa trẻ cố tình làm như vậy.
Tuy nhiên, sau đó bố mẹ phát hiện ra rằng đứa trẻ không cố ý làm như vậy. Có phải con có vấn đề về thính giác không?
Vì vậy, bố mẹ đã đưa Otaru đến bệnh viện để kiểm tra và kết quả cho thấy thính lực của đứa trẻ hoàn toàn bình thường.
Vì đứa trẻ không cố ý làm như vậy và không có vấn đề gì về thính giác, tại sao đôi khi lại ngoảnh mặt làm ngơ trước lời kêu gọi của bố mẹ?
Trên thực tế, chính vì sự tập trung cao độ của Otaru đây chính là biểu hiện cho sức mạnh não bộ đang phát triển tốt.
Nguồn ảnh: Pinterest.
Tại sao trẻ tập trung cao độ lại "bỏ qua" tiếng gọi của bố mẹ?
Khi trẻ làm một việc gì đó, nếu trẻ tập trung cao độ thì suy nghĩ, giác quan... sẽ chú ý vào việc đó, nhận thức và phản ứng với môi trường xung quanh sẽ yếu đi.
Ví dụ, khi trẻ đang suy nghĩ về một vấn đề nào đó ở trạng thái mạch lạc, trong lúc đó mẹ gọi trẻ ăn, trẻ sẽ tạm thời không phản ứng vì không muốn làm gián đoạn dòng suy nghĩ. Vì vậy, đôi khi trẻ không nghe lời bố mẹ vì có khả năng tập trung cao.
Nếu muốn rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ, bố mẹ nên chú ý những điểm sau:
Tránh can thiệp khi trẻ đang làm việc gì đó
Ở đây, một số hành vi "có ý định tốt" cũng cần được chú ý. Ví dụ, khi trẻ đang làm bài tập về nhà, cha mẹ không nên phục vụ trẻ trà, nước hoặc hỏi thăm tình hình của trẻ. Những hành vi có vẻ quan tâm đến trẻ em thực chất lại là những hành vi phá hủy khả năng tập trung của trẻ.
Trẻ hay ngẩn ngơ, tập trung cao.
Khi trẻ tập trung làm việc gì đó, bố mẹ chú ý giúp con duy trì môi trường tốt
Ví dụ, khi trẻ đang chăm chú đọc sách, bố mẹ nên duy trì môi trường yên tĩnh, ánh sáng phù hợp.
Bồi dưỡng khả năng tập trung của trẻ một cách hợp lý
Khi nói đến việc rèn luyện khả năng tập trung, bố mẹ nên áp dụng những phương pháp phù hợp theo độ tuổi của trẻ.
Ví dụ, nếu trẻ còn nhỏ, hãy cho trẻ xem truyện tranh, chơi lego, xếp giấy... những trò chơi này dễ tiếp nhận và không gây nhàm chán.
Đối với trẻ lớn hơn, các trò chơi cờ vua, cờ tướng, sửa ô tô đồ chơi... sẽ hiệu quả và hữu ích.
Thích làm cho ngôi nhà bừa bộn
"Ôi, Tiểu Bảo nhà mình hư quá, nhà cửa chẳng bao giờ ngăn nắp..." Mẹ Tiểu Bảo tỏ vẻ rất bất lực.
Tuy nhiên, sự bất lực này cũng dễ hiểu, vì dù mẹ Tiểu Bảo có dọn dẹp thế nào thì căn nhà vẫn luôn bị Tiểu Bảo làm bừa bộn.
Đôi khi cậu bé vứt đồ chơi khắp sàn nhà, ném ghế và đệm khắp nơi, lật ngược các ngăn kéo...
Mẹ Tiểu Bảo đánh mắng cậu vì chuyện này, nhưng Tiểu Bảo vẫn cố chấp theo ý mình và làm bừa bãi trong nhà.
Theo góc nhìn từ các chuyên gia não bộ, đó là vì Tiểu Bảo có ham muốn khám phá mãnh liệt, đây là điều tốt và là biểu hiện cho sức mạnh não bộ phi thường.
Thích làm cho ngôi nhà bừa bộn.
Vậy tại sao trẻ có ham muốn khám phá mạnh mẽ lại làm bừa bộn ở nhà?
Trẻ thường đặc biệt hứng thú với bất kỳ nơi nào "chưa từng đến" hoặc những điều chưa biết. Vì vậy, trẻ sẽ lục tung khắp nhà để nâng cao nhận thức và khám phá những “bí mật chưa biết” của thế giới này.
Nhưng đồng thời, do trẻ chưa hình thành thói quen dọn dẹp tốt hay hiểu rằng “nhà cửa cần phải ngăn nắp” nên sau khi “khám phá”, trẻ không cất đồ về đúng vị trí ban đầu, dẫn đến ngôi nhà rất bừa bộn.
Bố mẹ nên ứng xử thế nào khi trẻ làm bừa bộn trong nhà?
Nếu bố mẹ, đánh mắng sẽ dẫn đến việc giảm ham muốn khám phá và tạo ra nhận thức sai lầm. Khi đó, trẻ ở trong trạng thái tránh né những điều chưa biết, không có lợi cho sự phát triển.
Vì vậy, khi thấy trẻ lục lọi đồ vật, bố mẹ đừng vội đánh mắng, hãy chú ý bồi dưỡng hói quen tự dọn dẹp đồ đạc, hình thành khái niệm về sự gọn gàng, ngăn nắp, cho trẻ biết rằng khám phá là điều tốt, nhưng cũng nên chú ý đặt đồ vật về đúng vị trí ban đầu.
Khi hình thành thói quen và khái niệm ngăn nắp cho trẻ ngay từ đầu, bố mẹ cũng cần hướng dẫn và minh họa, giúp trẻ hình thành thói quen và khái niệm ngăn nắp, trật tự nhanh và chính xác hơn.
Thích làm một số việc "nguy hiểm"
Chúng ta thường thấy những vụ việc về hành vi nguy hiểm của trẻ em trên TV, chẳng hạn như dùng tay sờ vào ổ điện... gây ra tình trạng điện giật và bỏng. Một số trẻ sẽ nhai những thứ bẩn hoặc thậm chí có chất độc, hay nhảy từ tủ quần áo xuống đất...
Về lý do trẻ tham gia vào những hành vi nguy hiểm này, nhiều phụ huynh cho rằng đó là do con mình quá hư, nên bố mẹ thường đánh mắng để ngăn cản trẻ làm những việc nguy hiểm.
Vậy, trẻ làm những việc nguy hiểm vì hư không? Theo lý giải từ chuyên gia, trẻ em trong giai đoạn này có khả năng thực hành, biểu hiện của sự tò mò và tốc độ não bộ phát triển nhanh.
Thích làm một số việc "nguy hiểm".
Tại sao trẻ có năng lực thực hành mạnh mẽ lại làm nhiều việc nguy hiểm?
Trên thực tế, trẻ không chỉ làm những việc nguy hiểm mà còn biết chọn lọc nó.
Trẻ thiếu kiến thức liên quan và không biết rằng những thứ nguy hiểm nên sẽ thử.
Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ thích làm những việc nguy hiểm?
Trẻ không biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm, chủ yếu là do nhận thức hạn chế. Vì vậy, bố mẹ nên phổ biến cho trẻ những kiến thức cơ bản về an toàn hàng ngày như điện, nước, an toàn thực phẩm,...
Bố mẹ nên sử dụng "quyền lực chuyên môn" đúng lúc, cho trẻ xem một số sách tranh khoa học phổ biến và phim hoạt hình, nghe một số bài giảng, chơi trò chơi, hoạt động liên quan,...
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ nên chủ động hạn chế các yếu tố nguy hiểm trong nhà. Ví dụ, sử dụng ổ cắm an toàn để tránh trẻ đưa vật lạ vào ổ cắm.
Tháo dỡ mọi đồ vật trong nhà
Việc có đứa trẻ thích "phá phách" ở nhà là điều khiến nhiều bậc bố mẹ đau đầu.
Thực tế, nhiều phụ huynh đã phản ánh rằng con mình không vâng lời, thích gây rắc rối và đập phá đồ đạc trong nhà như điều khiển từ xa, đồng hồ báo thức,...
Trên thực tế, hành vi tháo rời đồ vật là biểu hiện của sự tò mò.
Mặc dù hành vi này có thể thỏa mãn sự tò mò của trẻ, nhưng có tác động nhất định đến sự an toàn của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên biết cách can thiệp đúng đắn.
- Không nên ngăn cản trẻ, nhằm tránh phá hủy sự tò mò, ảnh hưởng đến sự phát triển ham muốn tìm hiểu kiến thức.
Tháo dỡ mọi đồ vật trong nhà.
- Đối với những đồ vật có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu, phụ huynh giám sát hoặc hướng dẫn trẻ tháo rời đúng cách. Sau khi thỏa mãn sự tò mò, hướng dẫn trẻ cách lắp ráp lại. Nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn về cấu trúc và nguyên lý của đồ vật, tránh gây ra thiệt hại về kinh tế, trẻ được hưởng nhiều lợi ích hơn.
- Đối với những đồ vật không thể tháo rời, phụ huynh ử dụng các phương pháp khác để thỏa mãn trí tò mò, chẳng hạn như video về cách làm ra đồ vật, để trẻ tiếp thu kiến thức mà không cần phải tháo rời.
Khi phát hiện trẻ có những “thói quen xấu”, bố mẹ không nên vội lo lắng mà hãy nghĩ theo góc độ khác, tại sao trẻ lại làm như vậy, đằng sau những “thói quen phiền phức” đó, trẻ thực sự hư hay do não đang hoạt động, tò mò, khám phá thế giới mới. Những “thói quen xấu” khiến bố mẹ lo lắng có thể là “tín hiệu phát triển” của sức mạnh não bộ phi thường.
Bình luận