Đúng ngày cưới em gái, anh trai cô dâu ăn vạ đòi thêm tiền sính lễ nhà trai

Đám cưới gây tranh cãi ở Hà Nam, Trung Quốc khi anh cô dâu đòi thêm tiền sính lễ vào phút chót, khiến tất cả mọi người bức xúc.

Gần đây, những hình ảnh gây sốc về một đám cưới ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên cuộc tranh luận về vấn đề tiền sính lễ và những hủ tục trong đám cưới.

Đúng ngày cưới em gái, anh trai cô dâu ăn vạ đòi thêm tiền sính lễ nhà trai - 1
Anh trai cô dâu nằm lên nóc ca-pô xe hoa, chặn dưới bánh xe để ăn vạ em gái lấy chồng.

Theo thông tin từ truyền thông địa phương, một sự việc gây chú ý đã xảy ra tại thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Vào ngày cưới, khi chú rể đến nhà cô dâu để thực hiện nghi lễ đón dâu theo phong tục, anh trai cô dâu bất ngờ yêu cầu gia đình chú rể phải trả thêm 180.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 637 triệu đồng) tiền sính lễ. Yêu cầu này được đưa ra ngoài số tiền 188.000 nhân dân tệ (khoảng 665 triệu đồng) mà gia đình chú rể đã đưa trước đó.

Khi chú rể từ chối yêu cầu này, anh trai cô dâu đã có hành động cực đoan, leo lên nằm trên nắp ca-pô xe hoa, ngăn cản đoàn xe rời đi. Trong những hình ảnh được lan truyền, có thể thấy tình huống hỗn loạn, chú rể đứng bất lực trên đường, trong khi anh trai cô dâu nằm trên xe, không ai có thể kéo anh ta xuống.

Cô dâu, vì quá tức giận trước hành vi của anh trai, đã quyết định lên xe của nhà trai và rời đi mà không trang điểm hay mặc váy cưới.

Nhiều người xung quanh đã chỉ trích hành vi của anh trai cô dâu, cho rằng: "Hôn nhân là sự tự do, không thể bị cưỡng ép như một giao dịch mua bán hàng hóa".

Sau khi sự việc được truyền thông đưa tin, nó đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng. Nhiều người đã lên án mạnh mẽ hành vi của anh trai cô dâu, cho rằng đây là những hành động "đáng xấu hổ" và "đáng khinh bỉ".

Một số người cũng cho rằng đám cưới này làm nổi bật vấn đề về hủ tục trong đám cưới và sự lạm dụng truyền thống sính lễ ở một số địa phương, phản ánh thực trạng áp lực tài chính trong hôn nhân ở một số vùng của Trung Quốc. 

Một bộ phận cư dân mạng kêu gọi cải cách những phong tục hôn nhân lỗi thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ hôn nhân, thay vì chỉ dựa vào giao dịch tài chính. Họ cũng yêu cầu chính quyền can thiệp để ngăn chặn các hành vi gây rối trong các buổi lễ cưới.

Tư Tuyền (Theo Sohu)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Chiều 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng năm nay diễn ra vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), do đó chương trình trao giải được tổ chức kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Thăng Long với nghĩa Rồng bay lên là biểu tượng văn hoá tuyệt đẹp đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và người Hà Nội từ hơn 1000 năm nay. Biểu tượng này gắn liền với sông nước, trời xanh của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rõ rồng bay lên trong khung cảnh có sông nước, có thuyền ngự của vua: “Mùa thu, tháng Bảy năm Canh Tuất (1010) vua từ th