Không hề mê tín: Trẻ thông minh hay không có thể đọc được từ ngón tay đeo nhẫn
Các nhà nghiên cứu chỉ ra, trẻ có ngón đeo nhẫn dài hơn sẽ học tốt trong các lĩnh vực khoa học như toán học và vật lý.
Nhiều bậc bố mẹ đặt những kỳ vọng và suy đoán về tương lai của trẻ, ai cũng hy vọng con sau này trở thành người có tài năng tỏa sáng, cuộc sống thành công.
Nhưng tương lai còn rất xa, liệu chúng ta có thể du hành xuyên thời gian và không gian để xem màn trình diễn của trẻ nhiều năm sau không? Thực tế, có một cách đã được khoa học chứng minh, nhằm “dự đoán” tương lai của trẻ, đó là quan sát từ bàn tay.
Bí mật của ngón đeo nhẫn: Mã sinh lý của khả năng cạnh tranh
Hãy xòe bàn tay của trẻ ra, nhìn vào ngón đeo nhẫn và so sánh với ngón trỏ. Và xem nó dài hơn bao nhiêu?
Khi quan sát độ dài ngón đeo nhẫn có thể cho thấy tính cạnh tranh của người đó. Điều này không phải là không có căn cứ mà có liên quan đến nồng độ testosterone trong cơ thể.
Testosterone là hormone khiến con người hưng phấn và cạnh tranh. Trong quá trình phát triển của thai nhi, androgen và estrogen phối hợp với nhau ảnh hưởng đến đặc điểm sinh lý của trẻ. Nếu cơ thể tiết androgen càng mạnh thì lợi thế tăng trưởng của ngón đeo nhẫn càng lớn.
So với estrogen, androgen đại diện nhiều hơn cho những đặc điểm như tính kiên trì, sự năng động và tư duy tích cực. Vì vậy, trẻ có ngón đeo nhẫn dài thường có tính tò mò, khao khát kiến thức cao và dễ đạt kết quả tốt trong học tập.
Nhiều điều thú vị thể hiện qua bàn tay.
Độ dài của ngón đeo nhẫn cũng liên quan đến cách suy nghĩ của trẻ. Trẻ có ngón đeo nhẫn dài sẽ sử dụng não phải tốt hơn để suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Trẻ có ngón đeo nhẫn ngắn sử dụng não trái nhiều, tư duy giàu cảm xúc, đồng cảm, sáng tạo và giao tiếp tốt hơn.
Sự khác biệt này đặc biệt rõ ràng trong quá trình học tập của trẻ. Những đứa trẻ có tư duy lý trí mạnh mẽ thường học các môn khoa học tốt hơn, trong khi trẻ có tư duy nhận thức mạnh mẽ sẽ thích hợp với việc học các môn nghệ thuật.
Nghiên cứu từ Đại học Cambridge còn phát hiện ra rằng, những người giao dịch có ngón đeo nhẫn dài hơn có lợi nhuận cao gấp sáu lần so với những người có ngón đeo nhẫn ngắn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath cũng chỉ ra, trẻ có ngón đeo nhẫn dài hơn sẽ học tốt trong các lĩnh vực khoa học như toán học và vật lý. Đây chính là bí mật kỳ diệu của ngón đeo nhẫn.
Thuật chỉ tay và tiềm năng: Khoa học hay mê tín?
Sau khi được lý giải, nhiều người vẫn mơ hồ liệu điều này có thực sự đáng tin cậy không? Câu trả lời là có.
Nghiên cứu liên quan cho thấy yếu tố sinh lý chiếm 40%-60% tác động đến khả năng cạnh tranh, điều này đủ để chúng ta chú ý.
Trẻ nhỏ thường có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ và tinh thần dám nghĩ dám làm. Trẻ luôn sẵn lòng khám phá và hy vọng vượt qua người khác về mọi mặt. Tâm lý này thôi thúc trẻ không ngừng làm việc chăm chỉ và tiến bộ.
Khi vào học, nhiều trẻ tập trung, nghiêm túc và không ngừng thử thách giới hạn của bản thân để đạt được kết quả tốt hơn. Trong cuộc sống, cũng sẽ tích cực, có bản lĩnh đối mặt với khó khăn, thử thách, không ngừng tìm kiếm những đột phá, trưởng thành.
Bố mẹ cũng cần đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp để giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Những đứa trẻ có tính cạnh tranh thường thể hiện thành tích tốt hơn trong tương lai. Điều này không có nghĩa là trẻ chắc chắn sẽ thành công, mà có nghĩa là trẻ có thái độ tích cực và động lực để không ngừng theo đuổi sự xuất sắc.
Nhưng đồng thời, bố mẹ cũng cần đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp để giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, phát huy tài năng đúng hướng.
Một nghiên cứu khác của Anh cũng cho thấy, những người có ngón đeo nhẫn dài hơn có khả năng nhận thức và không gian thị giác tốt hơn, tinh thần dẻo dai và quyết tâm, tự tin, lạc quan hơn.
Nuôi dưỡng tinh thần cạnh tranh: Cần có sức mạnh của giáo dục tiếp thu
Mặc dù có mối tương quan nhất định giữa chiều dài của ngón đeo nhẫn và trí thông minh nhưng xét cho cùng, sự phát triển trí tuệ của trẻ là một quá trình phức tạp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bố mẹ không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc học tập.
Thông qua giáo dục và đào tạo đúng đắn, bố mẹ cũng có thể nâng cao hoài bão của trẻ và phát triển tính cạnh tranh đúng hướng.
Đặt ra mục tiêu và cơ chế khen thưởng rõ ràng
Đặt ra những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được với trẻ, chẳng hạn như cải thiện thành tích học tập, tiến bộ trong thể thao,... Đồng thời, thiết lập cơ chế khen thưởng hợp lý, đưa ra những phần thưởng, động viên phù hợp khi trẻ đạt được mục tiêu. Điều này nhằm nâng cao ý thức đạt được thành tích, động lực và kích thích hơn nữa khả năng cạnh tranh của trẻ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần thưởng không nên quá coi trọng vật chất, mà chú ý hơn đến sự khẳng định tinh thần như khen ngợi, ghi nhận…
Nuôi dưỡng ý thức cạnh tranh và tinh thần đồng đội
Hãy để trẻ trải nghiệm áp lực cạnh tranh và niềm vui khi làm việc nhóm bằng cách tham gia các cuộc thi, hay các hoạt động đồng đội khác nhau. Trong thi đấu, trẻ có thể học cách đối mặt với thử thách, vượt qua khó khăn và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Tinh thần đồng đội có thể dạy trẻ cách hỗ trợ và cùng nhau tiến bộ trong sự hợp tác. Từ đó, khả năng cạnh tranh của trẻ sẽ được trau dồi một cách tự nhiên.
Đặt ra mục tiêu và cơ chế khen thưởng rõ ràng.
Cung cấp các cơ hội học tập đa dạng
Khuyến khích trẻ thử sức với các lĩnh vực học tập và sở thích khác nhau, cung cấp các nguồn lực và cơ hội học tập đa dạng. Điều này nhằm mở rộng tầm nhìn, cho phép trẻ khám phá những lĩnh vực thực sự đam mê và theo đuổi sự xuất sắc trong lĩnh vực đó.
Đồng thời, trải nghiệm học tập đa dạng, rèn luyện khả năng thích ứng và tư duy đổi mới, giúp trẻ tự tin và dũng cảm hơn để đối mặt với những thử thách trong tương lai.
Kết hợp giữa hướng dẫn tích cực và giáo dục sự thất vọng
Khi trẻ tiến bộ hoặc đạt thành tích, hãy kịp thời đưa ra những phản hồi, động viên tích cực để cảm nhận được niềm vui thành công, cảm giác đạt được thành tựu.
Đồng thời, trẻ cũng cần được đối mặt với những thất bại thích hợp, hướng dẫn trẻ nhìn nhận thắng bại một cách đúng đắn, hiểu rằng thất bại là mẹ thành công, rèn luyện cho trẻ tính kiên trì.
Trên con đường nuôi dạy, nhiều bố mẹ luôn mong tìm được những “đường tắt” nào đó để giúp trẻ trưởng thành. Nhưng cần hiểu rằng độ dài ngón đeo nhẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Điều thực sự quyết định tương lai là sự chăm chỉ, kiên trì và tinh thần học hỏi không ngừng.
Độ dài của ngón đeo nhẫn có thể dự đoán mức độ thông minh, tính cách hay một phần nhỏ tương lai.... Dù có ẩn chứa sự thật nào thì điều quan trọng hơn là sự đồng hành chu đáo và hướng dẫn đúng đắn của bố mẹ.
Bình luận