4 kiểu dỗ trẻ ngủ chẳng khác gì bố mẹ “bắt nạt” con, gây tổn thương não nhưng không nhận ra
Khi mong muốn dỗ trẻ ngủ nhanh, bố mẹ có thể rơi vào một số sai lầm nhưng không nhận ra.
Nhiều trẻ trở nên năng động khi đến giờ đi ngủ, trằn trọc trên giường, muốn uống nước, đi vệ sinh... Dường như việc dỗ con ngủ như là cuộc chiến với bố mẹ.
Thực tế, không ít phụ huynh gặp rắc rối như trên, vì vậy tìm mọi cách để dỗ trẻ ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ đôi khi dễ mắc sai lầm trong cách tiếp cận, dẫn đến việc trẻ không chỉ không ngủ mà còn trở nên quậy phá hơn. Một số phụ huynh có thể sử dụng biện pháp mạnh tay như la mắng hoặc đe dọa, nhưng những cách này thường không mang lại hiệu quả lâu dài và có thể làm tổn thương tâm lý của trẻ.
4 sai lầm phổ biến dỗ trẻ ngủ, bố mẹ nên chú ý
“Dọa dẫm” để dỗ trẻ ngủ
Khi trẻ không chịu ngủ, bố mẹ dần mất kiên nhẫn. Ví dụ, thường dùng lời đe dọa để dỗ. Những câu nói như, "Nếu con không ngủ, sói dữ sẽ đến bắt đi!" trở thành những biện pháp phổ biến mà nhiều phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng những hình thức đe dọa này có thể dẫn đến những hệ lụy cho tâm lý của trẻ.
Trẻ có thể ngủ thiếp đi vì sợ hãi, nhưng điều này không có nghĩa là cảm thấy an toàn. Thực tế, trẻ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin và sợ ở một mình, dẫn đến việc phải bật đèn để ngủ vào ban đêm. Sự lo lắng này làm gia tăng căng thẳng trong tâm tr, khiến trẻ thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh dậy trong tình trạng khóc.
Việc “dọa dỗ trẻ ngủ” kiểu này vô tình gieo vào lòng trẻ một hạt giống xấu. Theo thời gian, vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù đứa trẻ có vẻ ngoan ngoãn nghe lời, nhưng thực chất đang bị bao phủ trong sự sợ hãi. Cảm giác bất an này có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, hoặc rối loạn cảm xúc...
“Dọa dẫm” để dỗ trẻ ngủ.
Đung đưa. lắc mạnh
Nhiều người thích bế trẻ lên và đung đưa để dễ ngủ hơn. Vừa lắc vừa ngân nga một giai điệu nào đó, trẻ sẽ nhanh chóng bình tĩnh lại.
Tuy nhiên, thực tế cách làm này khá nguy hiểm. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, xương còn yếu, cổ chưa phát triển đầy đủ và não đang trong giai đoạn phát triển nhanh.
Việc lắc mạnh có thể dễ dàng khiến trẻ mắc phải "hội chứng rung lắc". Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi trẻ bị lắc mạnh và bất ngờ, dẫn đến tổn thương não bộ.
Trẻ có thể nôn hoặc chóng mặt trong những trường hợp nhẹ, nhưng đối với những cú lắc mạnh, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn như xuất huyết nội sọ, tổn thương thần kinh...
Sử dụng điện thoại, Ipad để dỗ trẻ ngủ
Ngày nay, các sản phẩm điện tử rất phổ biến, nhiều phụ huynh sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng để dỗ con ngủ nhanh chóng.
Tuy nhiên, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử có thể ức chế quá trình tiết melatonin, một loại hormone có tác dụng điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Sự kích thích ánh sáng xanh có thể khiến não bộ nhầm tưởng rằng vẫn còn ban ngày, do đó làm chậm thời gian đi vào giấc ngủ.
Hơn nữa, nội dung trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể dễ dàng gây ra sự phấn khích hoặc lo lắng. Trẻ càng xem nhiều thì não càng trở nên phấn khích và khó đi vào giấc ngủ. Sử dụng phương pháp này để dỗ trẻ ngủ lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển khả năng chú ý, kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc.
Đung đưa. lắc mạnh.
Phớt lờ đứa trẻ đang khóc
Một cách khác để dỗ trẻ ngủ, đó là không dỗ khi khóc, chủ yếu là rèn luyện khả năng tự ngủ. Ngay cả khi trẻ khóc, bố mẹ phớt lờ vì nghĩ rằng trẻ sẽ tự ngủ khi mệt vì khóc. Đây chính là "phương pháp miễn dịch khóc" nổi tiếng.
Có thể bố mẹ nhận thấy phương pháp này hiệu quả nhiều lần trước đây, nhưng cách tiếp cận này sẽ làm suy yếu cảm giác an toàn của trẻ.
Khi trẻ khóc và không được đáp lại, sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, sợ hãi và lo lắng. Mặc dù trẻ có thể ngủ thiếp đi sau đó, nhưng tổn thương bên trong không thể chữa lành. Khi lớn lên, trẻ có thể trở nên thờ ơ, dễ mất kiểm soát cảm xúc và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ thân thiết.
Vậy bố mẹ nên dùng cách nào để dỗ con ngủ ngon giấc?
Trên thực tế, việc dỗ trẻ ngủ không hề khó khăn. Chuyên gia gợi ý một số phương pháp nhẹ nhàng, đơn giản và vô hại hơn. Bố mẹ có thể tham khảo.
Thiết lập thói quen đi ngủ: Thiết lập giờ đi ngủ và thói quen cố định hàng ngày để giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học. Ví dụ, tắm nước nóng trước khi đi ngủ, kể một câu chuyện ngắn, nghe một bản nhạc nhẹ,.. Mỗi tối sau khi tắm cho con, trẻ sẽ được nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ một cách khẽ khàng và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Tạo môi trường ngủ tốt: Không xem TV hoặc chơi điện thoại, máy tính bảng trước khi đi ngủ. Cố gắng nói ít hơn và giữ im lặng. Nếu không, trẻ sẽ ngày càng phấn khích khi nói chuyện và sẽ không thể ngủ được. Bố mẹ giảm độ sáng của đèn trong phòng và duy trì nhiệt độ trong phòng ở mức thích hợp để trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Thiết lập giờ đi ngủ và thói quen cố định hàng ngày.
An ủi nhẹ nhàng: Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể nhẹ nhàng chạm, vỗ về bé hoặc ngân nga giai điệu. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy an toàn hơn là việc ru ngủ.
Sử dụng các vật dụng tạo cảm giác thoải mái: Chẳng hạn như chăn mềm, núm vú giả, đồ chơi nhồi bông hoặc các vật dụng có mùi quen thuộc như quần áo của mẹ. Những mùi hương và sự chạm vào quen thuộc có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ thư giãn và chìm vào giấc ngủ yên bình.
Cách bố mẹ dạy bé cách ngủ cũng chính là cách bộ não bé học cách xử lý cảm xúc. Vì vậy, bố mẹ nên áp dùng các phương pháp phù hợp giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu.
Bình luận