Kỳ quặc giới trẻ Trung Quốc đua nhau check-in ở đồn cảnh sát 

Một đồn cảnh sát ở Trung Quốc mới đây đã trở thành điểm check-in hot nhất nhờ show truyền hình thực tế, khiến mọi người không khỏi ngán ngẩm.

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc, một hiện tượng thú vị đã xảy ra trước cửa đồn cảnh sát Pha Tử Nhai, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Hàng dài người dân không xếp hàng để đầu thú hay trình báo, mà để chụp ảnh check-in, tạo nên một cảnh tượng độc đáo và thu hút sự chú ý.

Nguyên nhân của hiện tượng này là nhờ sự nổi tiếng của chương trình truyền hình thực tế được phát sóng từ năm 2019. Chương trình này xoay quanh cuộc sống và công việc của các cảnh sát tại đồn Pha Tử Nhai, biến nơi đây thành một điểm du lịch hot nhất hiện nay.

Kỳ quặc giới trẻ Trung Quốc đua nhau check-in ở đồn cảnh sát  - 1

Hàng dài người trẻ Trung Quốc xếp hàng để check-in tại đồn cảnh sát.

Đáng chú ý, nhiều du khách tạo dáng "giơ tay đầu hàng" hoặc "quỳ gối ôm đầu" khi chụp ảnh, thậm chí có người xếp hàng từ 3h sáng để được check-in. Điều này khiến một số netizen hài hước bình luận rằng "Có lúc ngay cả cảnh sát cũng muốn gọi cảnh sát".

Làn sóng check-in tại các đồn cảnh sát đang dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng đến công việc thường nhật của lực lượng chức năng. Lương Huệ, Phó đội trưởng Đội An ninh mạng thuộc Cục Công an quận Thiên Tâm, thành phố Trường Sa, đã khuyến cáo người dân không nên tự ý vào khu vực làm việc của cảnh sát. Ông cũng nhấn mạnh rằng, để tránh gây hiểu lầm, người dân không nên thực hiện các tư thế như quỳ gối, ôm đầu và không chụp ảnh cùng các cảnh sát trong lúc họ đang thi hành nhiệm vụ.

Kỳ quặc giới trẻ Trung Quốc đua nhau check-in ở đồn cảnh sát  - 2

Nhiều người trẻ tạo dáng như tội phạm khi check-in tại đồn cảnh sát.

Từ năm 2022, Đồn Cảnh sát Pha Tử Nhai đã lắp đặt biển cảnh báo nhằm yêu cầu du khách thực hiện việc check-in một cách văn minh, không gây ảnh hưởng đến trật tự làm việc tại khu vực. Nhiều du khách cho biết họ đã nhận được nhắc nhở về việc tạo dáng chụp ảnh tích cực, tránh những tư thế không phù hợp như quỳ gối ôm đầu. Đặc biệt, loa phát thanh tại hiện trường cũng liên tục phát đi thông điệp: "Nghiêm cấm quỳ gối ôm đầu chụp ảnh".

Theo giải thích của các cảnh sát tại đồn, tư thế quỳ gối ôm đầu thường được sử dụng khi bắt giữ nghi phạm. Mục đích của chương trình "Bảo vệ Giải phóng Tây" là để giới thiệu công việc hàng ngày của cảnh sát trong khu vực thương mại sầm uất, nhằm tạo sự hiểu biết và ủng hộ từ công chúng. Việc sử dụng các tư thế không phù hợp khi chụp ảnh có thể gây tác động tiêu cực đến hình ảnh này.

Hiện tượng này cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông đại chúng đối với du lịch và nhận thức xã hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc cân bằng giữa xu hướng giải trí và duy trì trật tự công cộng. 

Tư Tuyền (Theo Sina)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v