Làm xong thủ tục ly hôn, bố chồng đưa một chiếc hộp, mẹ chồng mở ra liền rút đơn

Mẹ chồng lưỡng lự một lúc rồi mở hộp ra. Khoảnh khắc mẹ chồng mở chiếc hộp, tất cả chúng tôi đã rơi nước mắt.

Vào buổi chiều đầy nắng hôm đó, vợ chồng tôi đã đưa mẹ chồng 65 tuổi đi làm thủ tục ly hôn. Trong mắt bà hiện lên sự quyết tâm và thoáng chút bất lực. Vào ngày này, bà sẽ ly hôn với bố chồng tôi, kết thúc cuộc hôn nhân 45 năm của họ. Còn tôi, với tư cách là con dâu đã về làm dâu nhiều năm, tôi đã chứng kiến ​​quá nhiều niềm vui nỗi buồn trong gia đình này.

Nhà chồng tôi vốn đầy rẫy những mâu thuẫn, đặc biệt là giữa mẹ chồng và bố chồng, ông bà có thể cãi nhau tối ngày chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt. Ví dụ như bà trách ông bừa bộn, chân ướt đi vào nhà mà không lau khô chân, đi vệ sinh nhưng thi thoảng quên xả bồn cầu, bao năm không biết cầm chổi quét nhà,…

Những cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh giữa họ đã trở thành ký ức sâu sắc nhất với tôi kể từ ngày về làm dâu. Bây giờ, cuộc xung đột này cuối cùng đã đi đến hồi kết.

Trong quá trình ly hôn, mẹ chồng tôi vẫn bình tĩnh, thậm chí có chút thờ ơ. Bố chồng có vẻ rất lo lắng, thỉnh thoảng lại quay sang nhìn mẹ chồng, trong mắt hiện lên sự nghi ngờ và bối rối.

Sau khi làm xong các thủ tục, ông lấy từ trong túi ra một chiếc hộp cũ đặt lên bàn và nói với mẹ chồng tôi:

- Đây là quà ly hôn bố chuẩn bị cho mẹ nó.

Làm xong thủ tục ly hôn, bố chồng đưa một chiếc hộp, mẹ chồng mở ra liền rút đơn - 1

Những cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh giữa bố mẹ chồng đã trở thành ký ức sâu sắc nhất với tôi kể từ ngày về làm dâu. (Ảnh minh họa)

“Bố - mẹ nó", "mẹ - bố nó” là cách xưng hô thân thiết giữa bố chồng và mẹ chồng tôi khi hai ông bà ngọt ngào, tôi rất hiếm khi nghe thấy. Chứ bình thường hai ông bà cãi nhau nhiều nên thường xưng hô “ông/bà – tôi”.

Mẹ chồng lưỡng lự một lúc rồi mở hộp ra. Khoảnh khắc mẹ chồng mở chiếc hộp ra, tất cả chúng tôi đã rơi nước mắt.

Hóa ra chiếc hộp chứa đầy những kỷ niệm của bố và mẹ khi còn trẻ. Đó là những bức ảnh cưới, những bức thư tình đầu tiên, là một số bức ảnh hai ông bà chụp với nhau,… Mỗi món đồ đều là “nhân chứng sống” cho tình yêu của họ trong quá khứ.

Bố chồng nhìn mẹ chồng đang rưng rưng nước mắt rồi nói:

- Thật ra bao năm qua, bố vẫn luôn suy nghĩ tại sao chúng ta lại đi đến con đường này. Bố nghĩ có lẽ chúng ta chưa biết trân trọng nhau. Hôm nay, tuy chúng ta đã ly hôn nhưng bố hy vọng mẹ mấy đứa có thể nhớ tới những khoảng thời gian vui vẻ đó.

Nghe những lời bố chồng nói, mẹ chồng ngẩng đầu nhìn ông, nước mắt lăn dài trên má. Bà nghẹn ngào nói:

- Thật ra mẹ luôn muốn ly hôn bố, nhưng lại không thể buông bỏ những ký ức đó. Hôm nay, chúng ta đã ly hôn, nhưng…. có lẽ chúng ta có thể bắt đầu lại.

Nói xong, mẹ chồng đưa tay ra, bố chồng liền nắm chặt lấy tay bà.

Làm xong thủ tục ly hôn, bố chồng đưa một chiếc hộp, mẹ chồng mở ra liền rút đơn - 2

Mở chiếc hộp bố chồng đưa, mẹ chồng tôi liền bật khóc và muốn rút đơn ly hôn. (Ảnh minh họa)

“Màn quay xe” đột ngột này khiến tất cả chúng tôi im lặng. Không ai nghĩ rằng vừa làm xong thủ tục ly hôn cả hai lại quay vào trong để rút đơn. Có lẽ, điều họ cần không phải là ly hôn mà là tìm lại những tình cảm đã mất.

Vào buổi chiều đặc biệt ấy, bố mẹ chồng tôi đã làm lành. Trong bữa ăn tối, cả hai nói rằng sẽ quyết định làm lại từ đầu và trân trọng khoảng thời gian còn lại. Ông bà cũng đưa ra lời khuyên với con cái, rằng cãi vã trong hôn nhân là điều khó tránh khỏi. Mấu chốt là cả hai phải sẵn sàng giao tiếp với nhau, thấu hiểu và bao dung, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi khi cãi vã nên nhìn lại những hành trình đã qua, những đắng cay ngọt bùi cả hai từng nếm trải.

Từ chuyện của bố mẹ chồng, tôi cũng hiểu rằng những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống thực chất là cơ hội để trưởng thành. Chỉ bằng cách dũng cảm đối mặt với nó, chúng ta mới có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự. Tình yêu có thể được nhen nhóm ngay cả khi về già. Chỉ cần trong tim còn tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ mất nhau.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về