Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an

Loại cây phong thủy cát tường này có thể gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp gia đạo bình an.

Nếu đang tìm cây cảnh để trang trí nội thất hay nơi làm việc thì cây hạnh phúc là một lựa chọn không thể bỏ qua. Loại cây này có tên khoa học là Radermachera sinica, có nguồn gốc từ những khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Đây là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 1-3m khi trưởng thành nếu sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Cành lá sum suê, lá xanh quanh năm, trông tràn đầy sức sống.

Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an - 1

Loài cây này có hoa màu trắng, sau đó kết quả có hình hạt đậu. Tuy nhiên, cây chỉ nở hoa khi trồng ngoài trời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của cây.

Không chỉ có giá trị làm cảnh cao, cây hạnh phúc còn được mệnh danh là “máy lọc không khí mini”. Sở dĩ như vậy vì loại cây này có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất độc hại do con người và máy móc thải ra, cung cấp lượng oxy lớn nên rất có lợi cho sức khỏe.

Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an - 2

Trong phong thủy, cây hạnh phúc có thể gia tăng vượng khí, mang lại nguồn năng lượng tích cực cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là loại cây phong thủy cát tường, gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp gia đạo bình an.

Không những vậy, trồng cây hạnh phúc ở văn phòng làm việc còn giúp người sở hữu gặp nhiều may mắn, tài lộc, có cảm giác thư thái và động lực làm việc hơn.

Cây hạnh phúc là loại cây phong thủy cát tường nên phù hợp với tất cả các tuổi, các mệnh. Nhưng theo quan niệm ngũ hành, cây hạnh phúc hợp nhất với người mệnh Kim, mệnh Thủy.

Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an - 3

Trồng cây hạnh phúc chú ý 4 điểm, chồi mới mọc tua tủa, còn có thể ra hoa

- Cách tưới nước cho cây hạnh phúc

Khi trồng cây hạnh phúc trong chậu, nhất là đặt trong nhà, bạn cần kê cao chậu, nếu không dễ tích nước. Khi đất chậu khô, cần tưới đẫm và đủ nước, một khi thiếu nước lá sẽ rụng. Bình thường nếu trồng trong nhà thì 3-4 ngày tưới nước 1 lần. Trong điều kiện thời tiết hanh khô, bạn cần rút ngắn thời gian tưới nước. 

- Kỹ năng chăm sóc cây hạnh phúc mới mua

Chậu cây hạnh phúc mới mua về phải đặt ở nơi có nắng dịu nhẹ, thoáng gió, giảm tưới nước. Nhưng nếu không khí khô, cần tưới nhiều nước hơn, mỗi ngày phun nước lên lá 1-2 lần. Nếu cành rậm, phải tỉa bớt cành để tăng cường thông gió và truyền ánh sáng.

Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an - 4

Sau một thời gian, bạn có thể tưới một ít kali dihydro photphat và sắt sunfat cho cây. Mỗi lần nên bón một lượng nhỏ, pha loãng với nước rồi tưới cho cây. Việc này sẽ thúc đẩy sự phát triển của rễ và lá, đồng thời cải thiện độ pH của đất. Nếu bạn trồng cây hạnh phúc theo cách này, lá sẽ xanh bóng, chồi mới mọc và hoa sẽ nở! Nếu không, cây hạnh phúc rất dễ bị rụng lá.

- Phải làm gì nếu cây hạnh phúc rụng lá?

Nếu cây hạnh phúc mang về liên tục bị rụng lá, vàng lá, nếu nghiêm trọng thì bạn cần thay đất và kiểm tra chậu hoa. Nếu đất bị chai cứng và kín khí, bộ rễ sẽ không thể hô hấp bình thường được.

Loại cây này nghe tên đã thấy hạnh phúc, vừa giúp gia tăng vượng khí vừa giúp gia đạo bình an - 5

- Nên sử dụng loại đất nào để trồng cây hạnh phúc?

Không bón phân cho cây hạnh phúc khi vừa mới thay đất. Đất trồng cây hạnh phúc phải tơi xốp, thoáng khí và màu mỡ. Có thể cho thêm một ít cát thô hoặc than xỉ, đất đá trân châu để trồng cây.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn