Mẹ chồng cho túi cá xưa chỉ lợn mới ăn, ngồi bên mâm cơm tôi nhận ra 4 điều

Một túi cá, một câu dặn dò tưởng nhẹ tênh của mẹ, lại như nói hộ cho cả hành trình 10 năm hôn nhân của tôi.

Tuần trước, mẹ chồng tôi gọi điện lên, giọng hồ hởi:

- Cuối tuần các con về không? Mẹ để dành cho túi cá cơm khô ngon lắm, hôm trước người ta kéo được mẻ to.

Tôi cười, đáp lại rằng cuối tuần chúng tôi sẽ về quê thăm mẹ rồi lấy, nhưng trong lòng thì nghĩ chỉ là vài con cá cơm thôi mà, có gì quý đâu mà phải để phần.  

Lúc từ quê lên thành phố, mẹ đưa tôi túi cá được gói kỹ trong giấy báo, cẩn thận như thể bên trong là vàng. Mẹ nói:

- Hồi xưa người ta cho lợn ăn loại này, nhưng giờ thành đặc sản rồi đấy, dân thành phố lùng mãi mới có mà ăn đấy. Hôm trước người ta kéo được mẻ cá to, mẹ phải tranh mãi mới được vài cân, đem phơi khô cho các con đấy.

Tôi chỉ cười rồi lên xe về nhà. Tối hôm đó, tôi đem cá cơm đi rim với nước mắm, đường, chút tiêu xay. Khi dọn lên mâm, chồng tôi gắp một miếng, vừa nhai vừa xuýt xoa.

- Cá ngon quá. Em rim kiểu gì mà ngon vậy?

Tôi chưa kịp trả lời, thì nhớ lại lời mẹ dặn lúc đưa cá:

- Con ăn chậm thôi, nhai kỹ mới thấy vị ngọt của cá.

Và lúc ấy, tôi bỗng khựng lại. Một câu dặn dò tưởng nhẹ tênh của mẹ, lại như nói hộ cho cả hành trình 10 năm hôn nhân của tôi.

Mẹ chồng cho túi cá xưa chỉ lợn mới ăn, ngồi bên mâm cơm tôi nhận ra 4 điều - 1

Ảnh minh họa

1. Hôn nhân không cần phải “to lớn”, chỉ cần đủ chất để nuôi nhau lâu dài

Cá cơm nhỏ bé, tưởng là thứ “rẻ tiền”, nhưng tôi vô tình đọc được một thông tin. Đó là hàm lượng canxi trong cá cơm cao gấp 25 lần cá hồi.

Tôi lặng đi một chút. Hóa ra, cái thứ tưởng chừng tầm thường, lại bổ dưỡng và thiết thực hơn cả những gì người ta hay ca tụng.

Hôn nhân cũng thế. Không cần phải được người ngoài trầm trồ, không cần phô trương tặng hoa hồng hay sống trong nhà lầu xe hơi. Chỉ cần đủ “dưỡng chất” để hai người ở cạnh nhau mỗi ngày, và “dưỡng chất” đó trong hôn nhân là sự tôn trọng nhau, quan tâm vừa đủ, và luôn đứng cùng một phía khi có chuyện xảy ra.

2. Hôn nhân giản dị, nhưng phải “chắc thịt” và giữ được vị ngọt

Cá cơm tuy nhỏ, nhưng thịt chắc, vị ngọt thanh. Rim lên với nước mắm và chút tiêu, ăn với cơm trắng thì chẳng cần gì thêm nữa.

Tình cảm vợ chồng cũng vậy. Đôi khi không ồn ào, không đậm đà như thuở mới yêu nhưng càng sống lâu với nhau, càng cần sự "chắc thịt" – tức là sự kiên định, trung thành, nhẫn nại và thấu hiểu.

Và cái “vị ngọt” trong hôn nhân không nằm ở lời nói ngọt, mà nằm ở cách hai vợ chồng đối xử dịu dàng với nhau hàng ngày, biết quan tâm nhau mỗi khi mệt mỏi, biết im lặng đúng lúc và không cố đào bới lỗi lầm.

Mẹ chồng cho túi cá xưa chỉ lợn mới ăn, ngồi bên mâm cơm tôi nhận ra 4 điều - 2

Ảnh minh họa

3. Hôn nhân không sẵn là “đặc sản”, mà phải học cách nhìn ra giá trị sau thời gian dài sống cùng

Ngày xưa, cá cơm là thức ăn cho lợn. Nhưng giờ, người ta tranh nhau mua. Giá không rẻ, thậm chí còn khan hiếm.

Người bạn đời của mình cũng thế. Có lúc bạn thấy họ đầy khuyết điểm, thấy nhàm chán, thấy “ở mãi với người này có gì vui?”. Nhưng càng sống, càng vượt qua nhiều chuyện, bạn sẽ nhận ra rằng, người lặng lẽ vá xe giữa trời mưa, đi chợ nấu ăn vụng về nhưng vẫn cố hỏi mình “có ngon không”,… chính là người quý giá nhất trong đời.

Hôn nhân không phải thứ nhìn một lần là biết ngon, mà là món cần thời gian và sự đủ sâu để nếm ra được vị thật.

4. Hôn nhân không phải là bề nổi, mà là “thứ nước mắm” được chắt từ những điều rất nhỏ và rất lâu

Cá cơm tuy bé nhỏ nhưng lại góp phần làm nên linh hồn của cả nền ẩm thực Việt.

Còn hôn nhân, không phải thứ được đánh giá bằng hoa cưới hôm đám hỏi, váy trắng trong ảnh cưới hay những dịp kỷ niệm đắt tiền… mà là “nước mắm” được chắt từ bao năm nhẫn nhịn, bao lần nhường nhịn, bao điều không nói ra mà vẫn hiểu.

Là sáng sớm thức dậy sớm hơn 10 phút để nấu cơm. Là tối muộn chừa lại phần canh cho người về sau. Là những ngày không thể nói lời yêu, nhưng vẫn pha cho nhau ly nước cam lúc mệt.

Hôn nhân, nếu thiếu đi những điều nhỏ nhặt đó, thì dù bên ngoài có đầy đủ tiện nghi, cũng như mâm cơm không có nước mắm, thiếu hẳn một phần linh hồn

Cá cơm là loại cá từng bị xem thường, lại âm thầm tạo ra món nước mắm gắn bó với người Việt cả đời. Và người bạn đời bên cạnh có thể không hoàn hảo, không làm bạn "wow" mỗi ngày, nhưng nếu đủ yêu thương, đủ gắn bó, thì sẽ là người cùng bạn tạo nên thứ "vị mặn mà" đặc trưng của một mái ấm.

Xem thêm: Nếu đàn ông chủ động cho bạn chạm vào 3 điểm “nhạy cảm này”, chứng tỏ anh ta yêu bạn rất nhiều

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy