Mẹ chồng lương hưu 15 triệu/tháng nhưng vẫn bắt tôi “biếu” mỗi tháng 10 triệu, 8 năm sau tôi mới hiểu

Suốt 8 năm qua mỗi tháng chúng tôi đều phải đưa cho mẹ chồng 10 triệu, nếu thiếu bà cũng đòi cho đủ.

Bố chồng mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em chồng tôi ăn học. Khi tôi gả cho anh, chị chồng đã kết hôn rồi và định cư ở nước ngoài, vài năm mới về một lần.

Sau khi cưới, mẹ dồn tiền mua cho vợ chồng tôi một căn chung cư trên thành phố để ổn định cuộc sống. Thiết nghĩ mẹ đã có tuổi, để mẹ sống một mình ở quê không yên tâm nên hai vợ chồng bàn nhau đón mẹ lên thành phố ở chung.

Từ ngày đầu về ra mắt, mẹ đối xử với tôi rất tốt, lúc nào cũng dặn dò chồng phải đối xử tốt với tôi. Mỗi lần về mẹ đều chuẩn bị cả bàn đồ ăn ngon cho tôi, rồi khoe con dâu khắp xóm. Mẹ cũng dễ gần, tư tưởng tân tiến nên tôi không ngại việc ở chung với mẹ chồng. Tuy nhiên, mẹ lại khước từ:

- Các con mới cưới, cứ tận hưởng cuộc sống vợ chồng son đi, mẹ lên lại ảnh hưởng các con. Khi nào sinh con, mẹ sẽ lên bế cháu hộ hai đứa.

Khuyên mãi mẹ không chịu lên nên vợ chồng tôi đành chiều bà. Hơn một năm sau khi kết hôn, tôi hạ sinh con đầu lòng. Đúng như lời hứa, mẹ chồng đã lên ở với chúng tôi để chăm con dâu ở cữ, chăm cháu. Nhờ có mẹ đỡ đần, vợ chồng tôi nhàn hẳn.

Mẹ chồng lương hưu 15 triệu/tháng nhưng vẫn bắt tôi “biếu” mỗi tháng 10 triệu, 8 năm sau tôi mới hiểu - 1

Từ khi có mẹ chồng lên ở cùng, vợ chồng tôi nhàn hẳn, đi làm về nhà đã có cơm ăn. (Ảnh minh họa)

Khi tôi đi làm lại, mọi công việc trong nhà hầu hết mẹ chồng đều làm cả. Mỗi ngày mẹ đều đi chợ, nấu cơm rồi dọn dẹp, giặt giũ, trông con hộ vợ chồng tôi, nhưng tôi đưa tiền cho mẹ đi chợ thì mẹ lại từ chối.

- Mẹ có lương hưu mà, mỗi tháng 15 triệu, mẹ có thiếu tiền đâu, cứ để mẹ lo. Tiền đó các con cứ cầm lấy tích cóp cho mai sau, khi nào cần mẹ sẽ nói.

Thời gian cứ thế trôi qua, khi con đầu lòng được 3 tuổi, tôi đẻ thêm đứa nữa, mẹ chồng cũng ở hẳn với vợ chồng tôi trên thành phố luôn. Thế nhưng một buổi tối nọ, mẹ chồng bỗng yêu cầu vợ chồng tôi biếu bà 10 triệu mỗi tháng.

Lời đề nghị của mẹ khiến hai vợ chồng sững sờ, chồng tôi buột miệng hỏi:

- Lương hưu mỗi tháng của mẹ 15 triệu mà, lâu nay vợ con cũng chủ động đi chợ rồi, con có thấy mẹ tiêu cái gì mấy đâu mà giờ lại yêu cầu vợ chồng con đưa mẹ mỗi tháng 10 triệu nữa? Mẹ có việc gì ạ hay sao mà cần nhiều tiền thế?

Thấy chồng lỡ lời, tôi liền huých tay anh. Lúc này mẹ chồng liền cười nói:

- Mẹ không chỉ xin tiền con, mà mẹ cũng thỏa thuận với chị gái con rồi, chị ấy bằng lòng cho mẹ 10 triệu mỗi tháng. Bây giờ mẹ có tuổi rồi, cũng phải tính toán cho mai sau, nhỡ ốm bệnh hay già cả, mẹ không muốn làm vướng chân vướng tay các con. Lúc ấy mẹ sẽ thuê bảo mẫu, y tá để chăm sóc mẹ.

Nghe mẹ nói thế, hai vợ chồng không nói gì thêm nữa. Vợ chồng tôi có một công ty nho nhỏ, việc làm ăn kinh doanh khá tốt nên không bị áp lực kinh tế. Suốt 8 năm qua, có những lúc thu nhập kém đi nhưng chúng tôi vẫn cố xoay xở để biếu mẹ 10 triệu mỗi tháng, bởi nếu không đưa mẹ cũng sẽ nhắc nhở. 

Mẹ chồng lương hưu 15 triệu/tháng nhưng vẫn bắt tôi “biếu” mỗi tháng 10 triệu, 8 năm sau tôi mới hiểu - 2

Nếu tháng nào quên không đưa hoặc đưa thiếu mẹ chồng đều nhắc nhở. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng cách đây một thời gian, công ty bị vỡ nợ khiến hai vợ chồng điêu đứng. Trong lúc không biết xoay sở tiền ở đâu ra để trả nợ thì mẹ chồng gọi hai vợ chồng tôi ra, đưa cho một cuốn sổ tiết kiệm rồi ôn tồn nói:

- Các con thấy đấy, sông có khúc người có lúc, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nên cần phải biết tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, tích lũy cho mai sau cũng như đề phòng bất trắc. Trước mẹ thấy các con tiêu xài hoang phí quá, đứa thì mua cái váy những 3 triệu, đứa thì suốt ngày bao bạn bè đi ăn uống. Cho nên mẹ mới bắt các con biếu mẹ mỗi tháng 10 triệu, thực chất là muốn tiết kiệm cho các con.

Số tiền ấy suốt 8 năm qua mẹ chưa tiêu một đồng nào. Mẹ cũng tiết kiệm được một ít nữa, tổng cộng trong này có 2,5 tỷ. Các con cầm lấy giải quyết nợ nần, làm vốn liếng để làm ăn lại. Công ty vỡ nợ, đây là một bài học lớn cho hai con. Nhưng sau này các con phải biết tiêu tiền một cách khôn ngoan, đừng phung phí như trước nữa.

Hai vợ chồng cúi đầu xấu hổ trước những lời mẹ dạy. Hóa ra mẹ đã lường trước được mọi việc, chuẩn bị cho điều này từ lâu. Tôi và chồng rất biết ơn mẹ chồng, nếu không có bà, không biết giờ này chúng tôi sẽ ra sao nữa. Chúng tôi hứa sẽ ghi lòng tạc dạ những lời mẹ dạy, sử dụng số tiền mẹ đưa một cách hợp lý nhất, không để mẹ phải thất vọng nữa. 

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v