Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa

Việc giao tiếp cởi mở và chân thành sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự gắn bó, từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, lời nói của bố mẹ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Câu nói “Con làm mẹ xấu hổ, con làm mẹ mất mặt” là một ví dụ điển hình về những lời lẽ có thể gây tổn thương đến tâm lý của trẻ. 

Khi trẻ nghe thấy bố mẹ nói rằng bản thân làm họ xấu hổ, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi. Trẻ có thể nghĩ rằng hành vi của mình đã gây ra nỗi đau cho người mình yêu thương. Cảm giác này có thể làm trẻ trở nên lo lắng và tự ti, dẫn đến việc hình thành một cái nhìn tiêu cực về bản thân. Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy rằng mình không đủ tốt hoặc không xứng đáng được yêu thương.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 1

Ảnh minh họa.

Khi bố mẹ công khai bày tỏ sự xấu hổ về hành vi của trẻ, trẻ có thể cảm thấy bị đánh giá và không được chấp nhận. Sự tự tin giảm đi, cảm thấy rằng giá trị của bản thân phụ thuộc vào sự đánh giá của người khác, đặc biệt là bố mẹ. 

Trẻ nghe những lời nói này có thể phát triển sự sợ hãi về sự đánh giá từ người khác. Có thể trở nên nhạy cảm hơn với ý kiến của người lớn và bạn bè, dẫn đến việc giữ kín cảm xúc và không dám thể hiện bản thân.

Vì vậy, bố mẹ nên giúp trẻ nhận thức về hành vi của mình và bày tỏ cảm xúc tích cực, hỗ trợ trẻ phát triển thành người nhân tự tin, có trách nhiệm và biết yêu thương bản thân. Hãy để trẻ hiểu rằng việc nhận ra sai lầm chỉ là một phần trong hành trình học hỏi, và điều quan trọng là cách phản ứng và cải thiện bản thân sau đó.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 2Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 3

Tại sao bố mẹ xuất hiện cảm giác xấu hổ khi trẻ có hành vi không đúng mực?

Theo tâm lý con người chung, có tố chất xã hội cao. Vậy nên khi chúng ta nhận ra hành vi của mình không đúng mực, khiến mọi người chê cười hoặc phiền lòng, thì theo tự nhiên chúng ta sẽ có cảm giác xấu hổ. 

Đôi khi bố mẹ thường đặt kỳ vọng lớn vào con cái, mong muốn trẻ thể hiện hành vi tốt và đạt được thành công. Khi trẻ có hành vi không đúng mực, bố mẹ có thể cảm thấy rằng mình đã thất bại trong vai trò nuôi dạy, dẫn đến cảm giác xấu hổ và thiếu tự tin.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 4

Khi bố mẹ nói như vậy, có đồng nghĩa với việc gửi cho con thông điệp “biến đi”, “đừng tồn tại nữa”?

Ở trường hợp này chúng ta xem xét 2 khả năng: Có và không. 

Thông điệp “biến đi”, “đừng tồn tại nữa” mang ý nghĩa rất mạnh mẽ theo hướng tiêu cực, điều này dễ gây tổn thương tâm lý đến trẻ. Những xét theo câu nói “Con làm mẹ xấu hổ, con làm mẹ mất mặt” sẽ tùy theo ngữ cảnh, cách nói... có thể giúp trẻ nhận ra bản thân đã có hành vi không đúng, nên cần thay đổi. 

Ví dụ, nếu trước đây mẹ và trẻ có quy ước với nhau rằng "Nếu con ngoáy mũi trước mặt mọi người mẹ sẽ cảm giác xấu hổ, vậy nên mẹ hi vọng con không làm hành vi đó nữa" ... sẽ diễn giải theo ý trẻ nhận ra hành vi sai.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ quy chụp tất cả hành vi theo ý xấu, hay người mẹ trước đó gửi đến trẻ thông điệp "Mẹ không muốn nhìn thấy con nữa", vậy nên câu nói "Con làm mẹ xấu hổ" sẽ cũng cố thêm, càng in dấu niềm tin trong trẻ.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 5

Cảm giác mất mặt bố mẹ truyền đến tác động đến cách trẻ tự đánh giá bản thân và xây dựng sự tự tin như thế nào?

Nhiều, phụ huynh thường vô thức dạy trẻ cảm giác tội lỗi "Mình đã làm điều sai" hay "Mình tệ quá!" Những thông điệp này có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ, khiến trẻ nghi ngờ về bản thân. 

Cảm giác xấu hổ có thể gây ra sự lo lắng và trầm cảm, làm tổn thương tinh thần của trẻ. Khi trẻ gặp phải cảm giác này, thường có xu hướng rút lui khỏi xã hội, tránh né các tương tác và không dám thể hiện bản thân. 

Ngược lại, cảm giác tội lỗi nên hiểu theo hướng tích cực hơn, khi trẻ nhận thức được rằng hành vi của mình không đúng và có thể gây tổn thương cho người khác. Cảm giác này thúc đẩy trẻ suy nghĩ về hành động của mình và tìm cách cải thiện. 

Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ giúp trẻ nhận diện cảm giác tội lỗi, thay vì cảm giác xấu hổ. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ hiểu rằng việc làm sai không định nghĩa giá trị của con. Hãy khuyến khích trẻ thảo luận về cảm giác tội lỗi của mình và tìm kiếm giải pháp để sửa chữa hành vi không đúng. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn trong việc thể hiện cảm xúc, cũng như xây dựng sự tự tin.

Mẹ vô thức nói “Con làm mẹ xấu hổ" càng nói nhiều, càng dễ đẩy con ra xa - 6

Trong trường hợp bố mẹ nóng giận vì trẻ làm sai, thay vì nói câu trên, bố mẹ nên giao tiếp, trò chuyện với con thế nào để đạt hiệu quả giáo dục hơn?

Thực tế, câu nói “Con làm mẹ xấu hổ, con làm mẹ mất mặt” khi đặt trong nhiều ngữ cảnh khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào cách mà trẻ tiếp nhận thông điệp này, có thể dẫn đến những cảm xúc và phản ứng khác nhau. Nếu muốn giáo dục trẻ hiệu quả hơn, bố mẹ nên giúp trẻ nhìn nhận lại hành động chưa phù hợp của mình.

Chẳng hạn, thay vì chỉ trích, bố mẹ có thể hỏi, "Vì sao con cho tay vào mũi?" hoặc "Nếu đặt trường hợp con là mẹ, con sẽ cảm thấy thế nào?" Những câu hỏi này khuyến khích trẻ suy nghĩ về hành động của mình, tự nhận diện ra rằng "Mình vừa làm sai rồi!" "Mình nên thay đổi." 

Theo cách này, thay vì bố mẹ tự lên án, hãy giúp trẻ tự nhận diện ra vấn đề. Sự tự nhận thức này là rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Một trường hợp khác, bố mẹ có thể bày tỏ bản thân bối rối, khó xử về hành vi của trẻ. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: "Mẹ cảm thấy bối rối khi thấy con làm như vậy, vì mẹ không biết phải phản ứng thế nào." Cách tiếp cận này giúp trẻ nhận ra rằng hành vi của mình ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Choáng ngợp cung điện bay Boeing 747-8 mà Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump

Choáng ngợp cung điện bay Boeing 747-8 mà Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump

Một chiếc máy bay sang trọng trị giá 400 triệu USD do hoàng gia Qatar tặng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây tranh cãi dữ dội. Chiếc Boeing 747-8 này sẽ tạm thời thay thế Air Force One đến năm 2029 và sau đó được chuyển giao cho thư viện tổng thống của ông Trump. Món quà đặt ra nhiều câu hỏi về an ninh, ảnh hưởng ngoại bang và mối quan hệ Mỹ - Qatar.

Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình

Hình tượng Bác Hồ trong nghệ thuật tạo hình

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng, cùng lối sống giản dị, hết lòng vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của các nghệ sĩ và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác đặc biệt. Họ vẽ tranh, tạc tượng về Người như một sự thôi thúc của tình cảm tự nhiên, xuất phát từ tấm lòng, tình yêu, sự ngưỡng mộ và tôn kính đối với vị cha già của dân tộc

Ông Trump nói Ấn Độ đã đề nghị

Ông Trump nói Ấn Độ đã đề nghị "không áp thuế" với Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Ấn Độ đã đề xuất xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ như một phần của thỏa thuận thương mại mới. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại do Mỹ khởi xướng đang làm chao đảo thương mại toàn cầu.