Nấu canh cho mẹ chồng tẩm bổ, bà đổ thẳng, nghe cháu gái nói tôi bật cười thành tiếng

Mẹ chồng tôi đang nằm viện, tôi nấu canh tẩm bổ mang vào cho bà, nhưng không ngờ bà lại ném thẳng bát canh xuống đất. Mãi tới khi nghe cháu gái giải thích, tôi mới hiểu rõ vấn đề.

Tôi sinh ra trong một gia đình có hai chị em, nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ tôi làm nông dân, quanh năm chân lấm tay bùn. Khi tôi và em trai lớn lên, áp lực kinh tế ở quê nhà khiến chúng tôi không thở nổi, thậm chí việc học hết trung học phổ thông cũng là một thứ gì đó xa xỉ lắm.

Năm lớp 11, tôi bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình, mặc cho bố mẹ can ngăn vì bố mẹ tôi luôn mong các con được học hành đến nơi đến chốn, nhưng nhìn bố mẹ chắt chiu từng đồng lẻ để tôi đi học, tôi thương lắm. Thôi thì để số tiền đó lo cho em trai ăn học thì hơn.

Tôi lên thành phố kiếm việc làm nhưng vì tôi còn quá trẻ nên không ai thuê. Tôi đành về quê xin làm công nhân trong một xí nghiệp, môi trường làm việc ở đây rất kém, thời gian làm việc thì dài nhưng tiền lương lại rất thấp. Nhưng muốn phụ giúp bố mẹ, tôi chấp nhận.

Khi tôi 19 tuổi, tức làm việc trong xí nghiệp được 2 năm thì nhà máy gặp sự cố, phải đóng cửa để điều tra nên tôi đành phải xin việc tại một nhà máy khác ở thành phố. Tiền lương ở đây khá hơn và hàng tháng tôi đều gửi cho bố mẹ hơn nửa số tiền lương để lo cho em trai ăn học.

Nấu canh cho mẹ chồng tẩm bổ, bà đổ thẳng, nghe cháu gái nói tôi bật cười thành tiếng - 1

Tôi đã nghỉ học từ năm lớp 11 để đi làm. (Ảnh minh họa)

Em trai tôi ngoan lắm, nó đỗ vào một trường đại học nức tiếng. Là sinh viên rồi, thằng bé vẫn rất chăm chỉ học hành, kỳ nào cũng nhận được học bổng nên gánh nặng tài chính của gia đình tôi giảm bớt rất nhiều.

Sau 5 năm làm việc ở đây, tôi được lên chức tổ trưởng. Một hôm đang làm việc thì giám đốc nhà máy đưa một nam thanh niên trạc tuổi tôi đến, giới thiệu anh ta sẽ học việc ở đây 3 tháng, nhờ tôi sắp xếp cho anh ta công việc gì đó.

Giám đốc cũng nói nhỏ với tôi rằng, nam thanh niên này là con trai của một cổ đông trong nhà máy, vì anh ta tính khí công tử, phá phách nên mới bị bố bắt tới đây làm việc để dũa cái nết đó đi. Giám đốc cũng đặc biệt dặn dò tôi phải chăm sóc anh ta cẩn thận, nhưng tôi có nằm mờ cũng không ngờ chàng công tử bột này lạ trở thành chồng hiện tại của tôi.

Thật ra, tôi rất khinh thường đám con nhà giàu này, lúc nào cũng cậy mình có tiền rồi thích làm gì thì làm, nên tôi bắt anh ta làm những công việc nặng nhọc nhất, khó nhất. Chưa đầy 1 tiếng, anh ta đã chịu không nổi, kêu la oai oái. Nhìn anh ta thảm như vậy, tôi cười khẩy chế giễu:

- Người như anh, không có bố mẹ bao bọc thì làm sao mà sống nổi.

- Nhưng biết làm sao được, bố mẹ tôi giàu có. Còn cô, có ước được như tôi cũng không thể, hay cô làm vợ tôi đi, như thế cô sẽ thành người giàu luôn rồi đấy.

Nấu canh cho mẹ chồng tẩm bổ, bà đổ thẳng, nghe cháu gái nói tôi bật cười thành tiếng - 2

Tôi khinh thường mấy anh chàng công tử bột lắm. (Ảnh minh họa)

Bị anh ta chòng ghẹo, tôi tức quay đầu bỏ đi, cũng từ đó tôi chẳng thèm quản anh ta nữa. Vài ngày tiếp theo, anh ta chịu khó làm việc hơn hẳn, cũng thường bày trò mua vui cho các công nhân trong nhà máy nên ai cũng quý anh ta lắm. Sau một thời gian tiếp xúc, tôi thấy con người anh ta cũng không đến nỗi tệ, không có những tật xấu như các cậu ấm cô chiêu tôi từng thấy trước đây. Anh thân thiện và không ngại khó, ngại khổ.

3 tháng thoáng cái trôi qua, đã đến lúc anh ta rời khỏi đây, nhưng không ngờ vào ngày làm việc cuối cùng, anh ta lại tỏ tình với tôi khiến tôi choáng lắm. Vì có cảm tình với anh từ trước nên tôi gật đầu đồng ý.

Hẹn hò được nửa năm thì anh dẫn tôi về nhà ra mắt. Thực ra ngoại hình của tôi cũng không tệ, nhiều năm rèn luyện ngoài xã hội nên tôi ăn nói, hành xử rất khéo léo, bố mẹ anh quý tôi lắm. Trong bữa ăn, bố mẹ anh có hỏi về gia đình tôi, tôi thật thà trả lời, nghe xong mặt mẹ anh biến sắc nên tôi biết bà không thích xuất thân bần hàn của tôi. Nhưng cuối cùng, tôi và anh cũng lấy nhau, chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng.

Mẹ chồng tôi là người khó hòa đồng, bà luôn làm khó tôi mọi lúc mọi nơi, thậm chí bà còn tự ý xin cho tôi nghỉ việc tại nhà máy để tôi toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình. Chồng tôi cũng không muốn tôi vất vả nên tôi đành chiều theo.

Nấu canh cho mẹ chồng tẩm bổ, bà đổ thẳng, nghe cháu gái nói tôi bật cười thành tiếng - 3

Mẹ chồng tôi rất khó tính, không dễ để hòa hợp với bà vì bà luôn coi thường tôi. (Ảnh minh họa)

Trên chồng tôi còn có một chị gái, chị ấy đi lấy chồng đã lâu, cũng thường xuyên đưa con gái của chị về đây chơi. Cách đây một thời gian, mẹ chồng tôi đau bụng nhập viện, nhưng bà không cho tôi chăm sóc mà gọi con gái đến chăm.

Ngày đầu tiên mẹ chồng nhập viện, tôi ở nhà nấu canh mang vào viện cho mẹ chồng. Không ngờ thấy bát canh của tôi, mẹ chồng lại ném thẳng xuống đất rồi gằn giọng nói: “Cô nấu cái thứ linh tinh gì cho tôi thế này, tôi ăn vào rồi đau bụng nữa thì sao? Cô định hại chết tôi à?”.

Tôi cười lạnh trong lòng vì biết rõ bà lại đang làm khó tôi đây mà, vì bát canh tôi nấu cho bà hoàn toàn tốt cho bệnh tình của bà, tôi đã hỏi bác sĩ trước đó rồi. Đến bữa cơm chiều, chị chồng và con gái của chị ấy về nhà tôi, vừa vào cửa chị ấy đã kêu tôi đi nấu cơm, còn bản thân chị thì vào phòng nằm nghỉ ngơi.

Một lúc sau, đứa cháu gái 6 tuổi chạy xuống bếp nói nhỏ với tôi: “Mợ à, cháu biết tại sao bà ngoại không chịu uống canh của mợ. Cháu nghe bà nói là bà không thích người nhà quê, sợ những món mợ làm không sạch sẽ. Bà cũng nói với mẹ cháu là khi nào bà khỏi bệnh, bà sẽ đuổi cậu mợ ra khỏi nhà đấy”.

Nghe cháu gái nói xong tôi bật cười thành tiếng, bà đuổi vợ chồng tôi ra ngoài ư? Thực ra chồng cũng nói với tôi rằng, anh muốn vợ chồng tôi chuyển ra ngoài sống lâu rồi, vì anh không muốn mẹ tiếp tục ức hiếp tôi. Nếu mẹ chồng có ý này, thế thì tôi lại cảm ơn bà quá.

Hà Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về