Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn

Các chuyên gia tâm lý cho biết, sự thông minh của một đứa trẻ có thể thấy rõ qua bàn tay thông qua 3 biểu hiện sau đây. 

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 1

Theo nhà giáo Suhomlinski, mức độ phát triển trí thông minh sớm của trẻ có thể thấy rõ qua đầu ngón tay. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh răng, có một sự phân bố lớn các dây thần kinh trên ngón tay của con người, với số lượng dây thần kinh bên trong ngón tay khoảng 10 lần so với bắp chân.

Do đó, các hoạt động tay của trẻ yêu cầu sự phản ứng của não bộ và càng thường xuyên càng dễ kích thích trí não, từ đó giúp cải thiện trí thông minh.

Nếu ngón tay của trẻ phản ứng chậm, bố mẹ cũng không cần lo lắng về sự phát triển trí tuệ, có thể vận dụng các bài tập để kích thích cơ tay của trẻ và thúc đẩy trí não trẻ tốt hơn.

Giáo sư Li Meijin là một chuyên gia tâm lý ở Trung Quốc cũng từng nói, sự thông minh của một đứa trẻ có thể thấy rõ qua bàn tay thông qua 3 biểu hiện sau đây. 

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 2

Ngón tay của trẻ rất linh hoạt

Khi bé vừa chào đời, bé không thể nói, thính giác và thị lực của bé vẫn chưa hoàn thiện. Đôi tay của bé trở thành cơ quan quan trọng để khám phá thế giới và liên lạc với với những người thân trong gia đình.

Đôi khi trẻ thường nắm lấy ngón tay của bố mẹ mà không muốn buông. Trong trường hợp này, đứa trẻ thông minh hơn, bởi vì bàn tay là cơ quan để khám phá thế giới và nó có thể mang lại cho trẻ cảm giác trực quan nhất.

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 3

Nhiều trẻ thường nắm lấy ngón tay của bố mẹ mà không muốn buông.

Ngón tay của trẻ càng linh hoạt thì trí não càng phát triển, bởi khi các ngón tay của trẻ đang khám phá thế giới cũng chính là đang kích thích sự phát triển của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh não bộ, khả năng nhận thức của trẻ cũng sẽ được cải thiện.

Các chuyên gia Nhi khoa cho biết ngay từ khi còn nhỏ, bố hoàn toàn có thể giúp bé khám phá thế giới thông qua các hành vi động, chạm, cầm nắm và cảm nhận của bàn tay. Nếu não càng nhận được nhiều kích thích, trẻ sẽ tự nhiên trở nên thông minh hơn. Từ đó, khả năng phối hợp tay và chân cũng sẽ được phát triển tốt hơn.

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 4

Khả năng thực hành của trẻ rất mạnh

Câu chuyện về Edison là một minh chứng rõ ràng cho việc rằng điểm số không phải là một chỉ số đo đạc chính xác cho khả năng của một người. Dù cho Edison từng đứng cuối lớp và bị cười nhạo, nhưng với sự hỗ trợ của mẹ và khả năng thực hành, tò mò của mình, ông đã trở thành một nhà phát minh nổi tiếng thế giới.

Điều này cho thấy rằng, thay vì chỉ nhìn vào điểm số, chúng ta nên tìm cách khai thác và phát triển khả năng thực hành và tò mò của trẻ, để giúp trẻ phát triển trí thông minh.

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 5

Các cử động của đôi tay có thể kích thích trí não và giúp trẻ phát triển trí thông minh.

Thực tế, các cử động của đôi tay có thể kích thích trí não và giúp trẻ phát triển trí thông minh. Nếu trẻ có khả năng thực hành tốt, đó là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí tuệ.

Tuy nhiên, chỉ số IQ không phải là một thước đo hoàn hảo cho sự thông minh của trẻ, vì trí thông minh còn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như kỹ năng xã hội, khả năng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Do đó, ngoài việc khuyến khích con trẻ thực hành và phát triển cử động của đôi tay, bố mẹ cũng cần tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện và được khai thác tất cả các khả năng của mình.

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 6

Trẻ em thích vẽ nguệch ngoạc ở mọi nơi

Nhiều đứa trẻ thích vẽ nguệch ngoạc và thường làm bậy bạ lên bức tường trắng trong phòng khách. Bố mẹ thường tỏ ra tức giận và chỉ trích con. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia, đây là một cơ hội để khai thác, phát triển sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ.

Thực tế, khi trẻ vẽ nguệch ngoạc ở mọi nơi, đặc biệt là khi trẻ khoảng 3 tuổi, đó là một dấu hiệu cho thấy trí não của trẻ đang phát triển tốt.

Bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ không gian vẽ tranh, như mua bút vẽ và sách vẽ cho trẻ, và cùng trẻ hoàn thành các tác phẩm. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của mình mà còn giúp củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Những đứa trẻ xuất sắc thường là những đứa trẻ đã nhìn ra thế giới và được bố mẹ có tầm nhìn và tri thức hỗ trợ. Do đó, thay vì chỉ trích và ngăn cản sở thích vẽ của con, bố mẹ nên coi đó là một cơ hội để khai thác và phát triển tiềm năng của trẻ. Hãy trở thành người dẫn đường và cùng con trải nghiệm thế giới một cách sáng tạo và đầy thú vị.

Nhìn vào đôi bàn tay, đoán biết ngay chỉ số IQ của con mà không cần đợi lớn - 7

Khi trẻ vẽ nguệch ngoạc ở mọi nơi, đặc biệt là khi trẻ khoảng 3 tuổi, đó là một dấu hiệu cho thấy trí não của trẻ đang phát triển tốt.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v