10 lời đồn sai sự thật về điều hòa: 90% người mắc phải, chắc trách hóa đơn tiền điện tăng vọt

Nếu bạn tin rằng việc duy trì nhiệt độ ổn định suốt cả ngày sẽ giúp tiết kiệm điện năng thì bạn đã nhầm.

Có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh điều hòa có thể gây tốn điện năng, gây hại cho sức khỏe cũng như khiến thiết bị hoạt động không hiệu quả. Hãy cùng làm sáng tỏ một số lời đồn sai sự thật về điều hòa để giúp bạn sử dụng thiết bị này hiệu quả nhất.

1. Điều hòa có công suất càng lớn, khả năng làm mát ngôi nhà càng hiệu quả

Để điều hòa có thể làm mát ngôi nhà một cách hiệu quả, cần chọn kích thước phù hợp với diện tích phòng. Nếu công suất điều hòa nhỏ hơn so với không gian, nó sẽ gặp khó khăn trong việc làm mát không khí trong phòng, khiến hệ thống bị quá tải. Để đạt được nhiệt độ mong muốn, thiết bị sẽ phải chạy hết công suất mọi lúc, điều này sẽ khiến hóa đơn tăng vọt.

Nếu công suất điều hòa lớn hơn so với diện tích phòng cũng gây ra tình trạng lãng phí điện năng và tốn chi phí mua máy cao hơn.

10 lời đồn sai sự thật về điều hòa: 90% người mắc phải, chắc trách hóa đơn tiền điện tăng vọt - 1

2. Duy trì nhiệt độ ổn định cả ngày có thể tiết kiệm điện năng

Nếu bạn tin rằng việc duy trì nhiệt độ ổn định suốt cả ngày sẽ giúp tiết kiệm điện năng thì bạn đã nhầm. Mức nhiệt độ giúp điều hòa tiết kiệm điện nhất là nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch 6 - 10 độ C.

Tuy nhiên, nhiệt độ ban ngày và ban đêm khác nhau, do đó bạn cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho phù hợp, như thế mới giúp tiết kiệm điện nhất. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ này sẽ có lợi hơn cho sức khỏe con người.

3. Tắt điều hòa khi không ở nhà sẽ tiết kiệm năng lượng

Điều này chỉ đúng khi bạn không ở nhà trong thời gian dài. Nếu bạn tắt điều hòa khi ra ngoài khoảng 30 phút – 1 tiếng, sau khi trở về thì bật lại điều hòa thì việc này sẽ gây tốn điện năng hơn. Do lúc này điều hòa sẽ phải khởi động lại máy nén, gây tiêu hao nhiều điện năng.

4. Đặt nhiệt độ càng thấp thì phòng càng lạnh nhanh

Nhiều người cho rằng để nhiệt độ càng thấp ngay từ đầu thì phòng sẽ mát nhanh hơn, không cần đợi lâu để được tận hưởng cảm giác dễ chịu. Nhưng thực tế là, điều hòa sẽ luôn phả ra luồng gió với độ lạnh tương đương nhau, gió đặt ở 16 độ C cũng lạnh như gió đặt ở 20 độ C.

Sở dĩ như vậy vì số chỉ nhiệt độ trên điều khiển là giới hạn để điều hòa tự nhận biết khi nào là đủ và giảm cường độ làm lạnh, không phải là độ lạnh của luồng gió. Cụ thể, khi đặt mức 20 độ C, điều hòa sẽ coi đó là mức nhiệt mục tiêu, đến khi phòng đủ lạnh sẽ tự giảm gió để duy trì nguyên trạng.

Điểm khác biệt duy nhất là cường độ và năng suất tỏa hơi lạnh tùy theo từng mục tiêu. Nếu ngay từ đầu đã bắt điều hòa phải hoạt động hết công suất ở mức 16 độ C mà không chỉnh lại, qua thời gian chính máy móc trong điều hòa sẽ tự trở nên quá lạnh và giảm hiệu suất làm việc. Điều này vừa khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả lại vừa hại tuổi thọ thiết bị, đồng thời khiến hóa đơn tiền điện tăng lên.

10 lời đồn sai sự thật về điều hòa: 90% người mắc phải, chắc trách hóa đơn tiền điện tăng vọt - 2

5. Khi bật điều hòa cần phải đóng kín cửa phòng

Điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, đóng cửa quá kín quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn do tích tụ quá nhiều khí CO2 và tổn thương đến bộ máy hô hấp của con người. Do đó, sau khi sử dụng điều hòa khoảng 1 – 2 tiếng, tốt hơn hết nên mở cửa sổ khoảng 10 – 15 phút hoặc lắp quạt thông gió để làm mới không khí cho cả phòng.

Ngoài ra, bạn nên bật điều hòa khoảng 10 – 15 phút rồi hẵng đóng cửa, không nên đóng kín cửa rồi mới bật điều hòa. Bởi trong điều hòa thường sẽ tích tụ một lượng bụi và vi khuẩn, khi hoạt động chúng sẽ theo luồng gió thải ra bên ngoài. Nếu đóng kín cửa, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tồn đọng trong phòng, khi con người hít phải sẽ gây hại cho sức khỏe.

6. Điều hòa Inverter luôn tiết kiệm điện

Điều hòa có công nghệ biến tần Inverter ngày càng phổ biến và được quảng cáo có thể tiết kiệm điện từ 30 đến 60%. Thực tế, điều hòa Inverter tốt nhưng không tốt quá nhiều như quảng cáo, đặc biệt là điều kiện sử dụng tại Việt Nam.

Thông thường, điều hòa Inverter chỉ tiết kiệm điện khi điều hòa bật liên tục trên 8 tiếng. Ngoài ra, những ngày trời luôn duy trì ở mức nhiệt cao, phòng lắp đặt không có khả năng cách nhiệt tốt, điều hòa luôn phải chạy ở mức 100% công suất thì điều hòa Inverter không tiết kiệm điện hơn, thậm chí còn tốn hơn, do nó cần năng lượng để "nuôi" bộ biến tần. 

7. Vì vệ sinh điều hòa kỹ càng nên không cần lo về việc thay bộ lọc không khí

Mặc dù vệ sinh điều hòa kỹ càng có thể giúp giảm lượng bụi bẩn trong không gian sống, nhưng nó không thể loại bỏ nhu cầu cần thay bộ lọc không khí. Bộ lọc không khí được thiết kế để thu giữ các hạt trong không khí như bụi, phấn hoa, lông thú cưng và các chất gây ô nhiễm khác, ngăn chúng lưu thông trong không khí. Chính vì vậy, bạn nên vệ sinh bộ lọc 2 tuần một lần và thay thế 3 – 4 tháng một lần.

10 lời đồn sai sự thật về điều hòa: 90% người mắc phải, chắc trách hóa đơn tiền điện tăng vọt - 3

8. Sử dụng điều hòa trong thời gian dài có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn trong mùa hè

Virus là nguyên nhân gây cảm lạnh chứ không phải nhiệt độ điều hòa. Tuy nhiên, điều hòa có thể góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe trong trường hợp chúng không được bảo trì đúng cách, ví dụ như bộ lọc bẩn và lỗ thông hơi bị tắc có thể trở thành nơi sinh sản vi khuẩn và nấm mốc, dẫn đến nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh.

Do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc bộ phận bên trong cũng như bên ngoài của điều hòa. Bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên, tránh để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch quá nhiều, đồng thời không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu để tránh gây hại cho sức khỏe.

9. Lắp điều hoà ở vị trí nóng nhất để nhanh chóng giảm nhiệt độ

Nhiều người cho rằng lắp điều hoà ở khu vực nóng nhất phòng, thậm chí là góc tường sẽ giúp phòng nhanh chóng giảm nhiệt độ trong nhà, tạo không khí thoáng mát. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Điều này chỉ khiến điều hoà vận hành quá tải, tốn điện hơn bình thường. Thay vào đó, những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm của phòng mới là lựa chọn lý tưởng để lắp đặt máy điều hoà. 

10. Đặt chậu nước trong phòng điều hoà để tránh không khí khô

Nhiều người có thói quen đặt chậu nước trong phòng điều hòa để tạo độ độ ẩm, tránh da và môi, đường hô hấp bị khô. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết thói quen này dễ gây nguy hiểm cho sức khoẻ vì hơi nước sẽ thu hút bụi bẩn, vi trùng gây bệnh. 

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Được làm việc với các ngôi sao quốc tế là động lực trưởng thành

Được làm việc với các ngôi sao quốc tế là động lực trưởng thành

Chris Nguyễn – Chàng trai Việt khởi nghiệp trên đất Mỹ trong đánh giá của đối tác và cộng sự: “Chris Nguyễn, kỹ sư âm thanh - Anh là một đóng góp không thể thiếu trong cộng đồng âm nhạc, là bộ phận quan trọng trong quá trình sáng tác của một sản phẩm”. Anh đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng âm nhạc thành phố Los Angeles (Mỹ).

Chuyện hình sắc trong thế giới nghệ thuật của Trịnh Tú

Chuyện hình sắc trong thế giới nghệ thuật của Trịnh Tú

Buổi ra mắt sách “Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình sắc” và triển lãm cùng tên do Gallery39, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cùng gia đình họa sĩ tổ chức đã mở lối cho những dòng ký ức, nhắc lại những kỷ niệm về họa sĩ Trịnh Tú sau 2 năm ông rời cõi tạm.

Tính nhân văn -  giá trị bất biến của mọi thời đại

Tính nhân văn - giá trị bất biến của mọi thời đại

Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người ở rất nhiều công việc; nghề báo đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Nhà báo phải làm gì để thích ứng với xu thế chuyển đổi số? Câu hỏi này là vấn đề lớn của thời đại. Phóng viên Thời báo Văn học Nghệ thuật (VHNT) có cuộc trò chuyện với Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Phan Tùng Sơn xoay q