Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng

Bố mẹ mắc một số sai lầm khi nuôi dạy, có thể khiến trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát.

"Mẹ ơi, con không dám tham gia cuộc thi đâu. Nếu con thua thì sao?"

"Bố ơi, con không biết làm câu hỏi này. Nếu con làm sai, bố có mắng con không?"

"Hôm nay cô giáo khen người khác. Chẳng lẽ con chưa đủ giỏi sao?"

Thực ra, lý do đứa nói những lời trên là vì sợ thất bại, vấn đề chung là khả năng chịu áp lực kém, và nỗi sợ thất bại thường đi kèm với rụt rè.

Tất nhiên, trẻ sinh ra không hề sợ thất bại, nhưng những lỗ hổng trong cách giáo dục của bố mẹ dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái này.

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 1

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 2

Ba sự thật đau lòng về nỗi sợ thất bại ở trẻ, bố mẹ nên biết sớm

Câu nói "Không sao đâu" nhưng thực ra mang ý nghĩa "Con không thể để mất được"

Nhiều bố mẹ nói rằng "Thất bại là mẹ thành công", nhưng hành động thực tế lại khác biệt. Khi điểm kiểm tra của trẻ không đạt yêu cầu, bố nói "Không sao, lần sau cố gắng hơn nhé", nhưng sau đó lại đăng ký cho trẻ tham gia nhiều lớp học luyện thi. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và không thực sự hiểu được giá trị của việc học từ những sai lầm.

Thậm chí, trẻ bị ngã khi đang tập đi xe đạp, bố mẹ động viên "Cố lên con" nhưng tay vẫn nắm chặt tay lái và không chịu buông ra. Sự trì trệ này có thể gây ra mâu thuẫn trong tâm trí, trẻ nghe thấy lời động viên nhưng lại cảm nhận được sự kiểm soát từ phía bố mẹ.

Trong mắt nhiều phụ huynh, đây là cách dạy con đối mặt với thất bại, nhưng trên thực tế, tín hiệu đang gửi đi là "Không thể để thua". Điều này khiến trẻ cảm thấy cần phải hoàn hảo.

Luôn khen con thông minh, dễ khiến trẻ không nhận thức chính xác năng lực bản thân

"Con tôi rất thông minh, học mọi thứ rất nhanh!"

"Con sinh ra đã có tài năng này, giỏi hơn nhiều người khác!"

Để giám sát và động viên, bố mẹ thường khen ngợi, nhưng không phải trường hợp nào cũng đúng cách. Mặc dù những lời khen này có thể mang lại cảm giác tự hào cho trẻ, nhưng vô tình tạo ra những áp lực vô hình.

Trẻ được khen là “thông minh” thường dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, chủ yếu vì lo lắng sẽ trở nên “kém thông minh” sau khi thất bại. Thay vì đối mặt với thử thách, trẻ có thể chọn cách tránh né và không dám mạo hiểm. 

Hơn nữa, khi trẻ được gán cho cái mác “thông minh”, dễ cảm thấy rằng giá trị của bản thân chỉ dựa vào thành tích học tập, chứ không phải là nỗ lực hay quá trình học hỏi. 

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 3

Trẻ được khen là “thông minh” thường dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

Luôn bao che cho trẻ, hạn chế quyền được “thử và sai” 

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dọn dẹp mọi trở ngại cho con, cho rằng trẻ còn nhỏ, hoặc không muốn con phải chịu bất kỳ sự bất bình nào... Tuy nhiên, cách giáo dục này dễ làm suy giảm tính độc lập.

Không thể phủ nhận bố mẹ luôn yêu thương và mong muốn dành điều tốt đẹp cho con, nhưng thực tế không phải cách bày tỏ nào cũng đúng.

Khi trẻ không biết cảm giác thất bại là như thế nào, theo tự nhiên sẽ giảm khả năng chịu đựng được điều đó.

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 4

Vậy bố mẹ nên làm gì giúp trẻ em dần thoát khỏi sự hiểu lầm về "Nỗi sợ thua cuộc"

Một nghiên cứu chứng minh, trẻ sợ thất bại, về cơ bản do thiếu khả năng phục hồi tâm lý. Điều này có thể được rèn luyện thông qua những "thất bại nhỏ" lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày.

Cho phép trẻ mất mát

Trên con đường trưởng thành, bố mẹ nên cho phép trẻ thua cuộc.

Ví dụ, khi trẻ thua trò chơi, đừng vội nói "Con gắng thắng lần sau nhé". Thay vào đó, hãy đồng cảm với thất bại của con trước, sau đó cho trẻ biết rằng thua cuộc là điều bình thường, và ngay cả những cảm xúc tiêu cực khi thất bại cũng chấp nhận được.

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 5

Trên con đường trưởng thành, bố mẹ nên cho phép trẻ thua cuộc.

Hãy giới hạn số lần mắc lỗi của trẻ

Nhiều bậc bố mẹ lo lắng con mắc lỗi và nghĩ rằng đó là điều đáng xấu hổ.

So với người lớn, trẻ em nên được phép mắc lỗi và xây dựng sự tự tin thông qua quá trình đó. Mẹ có thể đặt ra quy tắc "Con được phép mắc cùng một lỗi 3 lần, nhưng không được lặp lại lỗi đó lần thứ tư, và khi mắc lỗi, con phải tự bảo vệ mình".

Bố mẹ cũng cần có khả năng chịu đựng được mất mát

Nếu bố mẹ thường phàn nàn về công việc hoặc cuộc sống mỗi ngày, trẻ khó giữ bình tĩnh đối mặt với thất bại.

Vì vậy, nếu muốn con cái có can đảm dám thử và thất bại, trước tiên bố mẹ nên làm gương. Bố mẹ cần nuôi dưỡng tâm tính của mình, sau đó dùng lời nói và hành động để ảnh hưởng đến con. 

Đừng vội đổ lỗi cho trẻ, hãy nghĩ xem vấn đề có nằm ở bố mẹ không. Giáo dục cũng có những mặt trái. 

Muốn trẻ đi trên con đường bằng phẳng không có gì sai, nhưng không có hành trình nào trong đời là lãng phí. Ngay cả những thất bại và chông gai cũng có mặt tốt và xấu.

Tất cả những nỗi bất bình, nước mắt và vô số thất bại cuối cùng sẽ trở thành tấm áo giáp dũng cảm cho trẻ. Vậy nên, hãy mỉm cười và nói với con rằng: Sợ thua là chuyện bình thường! Nếu lần này con thua, hãy xem đó là kinh nghiệm và bắt đầu lại từ đầu.

Nỗi buồn lớn nhất trong một gia đình là bố mẹ dùng 3 cách sai này dạy con, nhưng 90% nghĩ là đúng - 6

Đừng vội đổ lỗi cho trẻ, hãy nghĩ xem vấn đề có nằm ở bố mẹ không.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Hải Phòng: Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư trong kỷ nguyên mới

Chiều ngày 15/7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 - 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III) tại thành phố Hải Phòng, TP Hải Phòng đã phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Tranh cãi Chelsea vô địch thế giới, đủ binh hùng tướng mạnh để lên ngôi Ngoại hạng Anh?

Không hề xúc phạm giới hâm mộ Chelsea, nhưng cứ phải nhìn vào thực tế lạnh lùng ít ai cho rằng Chelsea là CLB xuất sắc nhất thế giới, kể cả khi họ đã lên ngôi vô địch giải FIFA Club World Cup 2025 một cách thuyết phục. Đề tài bàn luận số 1 trong làng bóng Anh trong lúc này liên quan chuyện nhà vô địch thế giới Chelsea đã đủ mạnh để tranh ngôi vô địch Premier League hay chưa?!

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Vóc hình đất nước và hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thơ Phạm Hồng Điệp

Cầm nặng trĩu tay ba tập thơ “Biển gọi em về”, “Miền đất Việt”, “Cánh đồng tuổi thơ” của Phạm Hồng Điệp, tôi bỗng nảy ra ý đem cân xem thế nào và thật ấn tượng: Những ba cân rưỡi! Xưa có câu “trước tác đẳng thân” nói về viết nhiều tới mức sách xếp cao bằng người thì việc đem sách đi cân dù có lẩm cẩm và dớ dẩn chăng nữa, thiết nghĩ cũng là một cách đo sức vi