Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua”

Hy vọng những kinh nghiệm mua nồi cơm điện của tôi có thể giúp ích cho bạn.

Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, với sự phát triển của thời đại, trên thị trường có rất nhiều loại nồi cơm điện với nhiều thương hiệu khác nhau nên nhiều người không biết nên lựa chọn như thế nào.

Nếu nồi cơm điện bạn chọn có tính ứng dụng kém, nó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của bạn và cơm sẽ không ngon. Bản thân tôi cũng từng thay khá nhiều nồi cơm điện, và sau 3 lần thay, tôi mới hiểu ra khi mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” dưới đây.

Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” - 1

1. Đừng mua nồi cơm điện có chức năng phức tạp

Tất cả những gì chúng ta thực sự cần ở một chiếc nồi cơm điện là chức năng cơ bản: nấu cơm. Với những chức năng khác như hầm súp, nấu cháo,… bạn hoàn toàn có thể sử dụng những thiết bị nhà bếp chuyên dụng hơn để làm.

Mua một chiếc nồi cơm điện có nhiều chức năng phức tạp thường sẽ có giá thành cao hơn. Ngoài ra, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian, sức lực để tìm hiểu và nắm vững cách vận hành những chiếc nồi cơm điện phức tạp này.

Nồi cơm điện có chức năng phức tạp cũng rắc rối hơn trong việc bảo trì, bảo dưỡng. Vì chúng có cấu trúc phức tạp hơn nên cũng khó sửa chữa hơn khi gặp trục trặc.

Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” - 2

2. Không mua nồi cơm điện dung tích quá nhỏ hoặc quá lớn

Với nồi cơm điện quá nhỏ, có thể bạn sẽ không nấu đủ cơm cho gia đình trong một lần nấu. Điều này sẽ khá bất tiện, vừa tốn thời gian, công sức vừa gây tốn điện năng. Tuy nhiên, một chiếc nồi cơm điện quá lớn cũng gây ra nhiều bất lợi như chiếm diện tích, nấu cơm sẽ bị dính hết vào nồi khiến cơm không ngon.

Tốt hơn hết, bạn nên mua nồi cơm điện theo nhu cầu và số lượng thành viên trong gia đình. Ví dụ như nếu gia đình từ 1 – 2 người, nên chọn nồi dung tích 1 lít. Gia đình có 2 – 4 người, nên chọn nồi từ 1 – 2 lít; gia đình có 4 – 6 người thì nên chọn nồi dung tích 1.8 lít – 2.5 lít; gia đình có từ 6 người nên chọn nồi dung tích trên 2.5 lít.

Tất nhiên, nên mua nồi dung tích càng nhiều càng tốt trong khả năng, để đề phòng trường hợp nhà có khách đến đột ngột hoặc muốn dùng nồi cơm điện để làm một số món ăn khác. 

Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” - 3

3. Không mua nồi cơm điện không có thương hiệu

Là một công cụ quan trọng trong việc nấu nướng hàng ngày, chất lượng và hiệu suất của nồi cơm điện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chế độ ăn uống và sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, việc lựa chọn một chiếc nồi cơm điện có thương hiệu tốt, hoạt động ổn định là rất quan trọng.

Nồi cơm điện có thương hiệu đặc biệt chú trọng hơn về chất liệu, thường sử dụng lòng nồi bằng thép không gỉ hoặc gốm cao cấp, không chỉ có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời mà còn đảm bảo hương vị nguyên bản của món ăn.

Một số nồi cơm điện thương hiệu cao cấp còn có các chức năng như hẹn giờ và điều khiển từ xa, giúp quá trình nấu nướng trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nồi cơm điện có thương hiệu thường có chế độ bảo hành tốt, lâu dài hơn.

Nồi cơm điện trôi nổi, không có thương hiệu thường không đáp ứng được những yếu tố trên. Vì vậy, tốt hơn hết bạn không nên mua.

Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” - 4

4. Không mua nồi cơm điện nấu bằng mâm nhiệt

Điều mang lại một bát cơm ngon chính là cách chiếc nồi cơm điện điều khiển nhiệt độ khi nấu thế nào. Nồi cơm điện có 3 phương pháp nấu phổ biến nhất là nóng khung gầm (nấu bằng mâm nhiệt), làm nóng ba chiều và làm nóng bằng điện từ (nồi cơm điện cao tần).

Trong 3 phương pháp này, không nên mua nồi cơm điện nấu bằng mâm nhiệt. Sở dĩ như vậy vì với những chiếc nồi cơm điện này, đáy nồi sẽ được đun nóng trước, nhiệt được truyền vào thành nồi qua phần trung tâm của nồi rồi đi từ dưới lên trên. Cách gia nhiệt này sẽ làm cho cơm nóng không đều, gạo ở đáy sẽ chín mềm hơn phần trên và việc kiểm soát nhiệt độ không chính xác.

Với nồi cơm điện có hệ thống làm nóng ba chiều, về cơ bản nó tương tự như hệ thống làm nóng bằng mâm nhiệt. Tuy nhiên, lớp lót bên trong nồi cơm điện ba chiều thường có hình cầu, đáy lõm. Với thiết kế này, diện tích làm nóng lớn hơn, quá trình nấu cơm cũng nhanh hơn.

Phải 3 lần thay nồi cơm điện, tôi mới hiểu mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “4 không mua” - 5

Với nồi cơm điện cao tần, nó hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng nhiệt. Thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ, toàn bộ bộ phận bên trong nồi được làm nóng trực tiếp, chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng nhỏ và quá trình gia nhiệt sẽ tạo ra một dòng xoáy nhiệt, cuộn gạo liên tục giúp cho mỗi hạt gạo sẽ được làm nóng đều hơn.

Nhờ đó, hương vị của các hạt cơm sẽ giống nhau, khả năng kiểm soát nhiệt độ của nồi cơm điện cũng chính xác hơn. Tuy nhiên, sản phẩm này có giá thành tương đối cao, nhưng thật sự rất “đáng đồng tiền bát gạo”.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bi kịch những bức thư không hồi âm (truyện ngắn)

Bi kịch những bức thư không hồi âm (truyện ngắn)

Sau giải phóng miền Nam, Long không xuất ngũ mà trở lại trường Đại học Bách khoa để học nốt năm cuối khoa Vô tuyến điện tử với tư cách là bộ đội được cử đi học. Tốt nghiệp, anh được phân công về phòng thông tin của một bộ tư lệnh binh chủng trong quân đội với quân hàm thiếu uý, lương tháng 65 đồng...

Được làm việc với các ngôi sao quốc tế là động lực trưởng thành

Được làm việc với các ngôi sao quốc tế là động lực trưởng thành

Chris Nguyễn – Chàng trai Việt khởi nghiệp trên đất Mỹ trong đánh giá của đối tác và cộng sự: “Chris Nguyễn, kỹ sư âm thanh - Anh là một đóng góp không thể thiếu trong cộng đồng âm nhạc, là bộ phận quan trọng trong quá trình sáng tác của một sản phẩm”. Anh đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng âm nhạc thành phố Los Angeles (Mỹ).

Chuyện hình sắc trong thế giới nghệ thuật của Trịnh Tú

Chuyện hình sắc trong thế giới nghệ thuật của Trịnh Tú

Buổi ra mắt sách “Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình sắc” và triển lãm cùng tên do Gallery39, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cùng gia đình họa sĩ tổ chức đã mở lối cho những dòng ký ức, nhắc lại những kỷ niệm về họa sĩ Trịnh Tú sau 2 năm ông rời cõi tạm.

Tính nhân văn -  giá trị bất biến của mọi thời đại

Tính nhân văn - giá trị bất biến của mọi thời đại

Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) dần thay thế con người ở rất nhiều công việc; nghề báo đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Nhà báo phải làm gì để thích ứng với xu thế chuyển đổi số? Câu hỏi này là vấn đề lớn của thời đại. Phóng viên Thời báo Văn học Nghệ thuật (VHNT) có cuộc trò chuyện với Đại tá, Nhà báo, Nhà văn Phan Tùng Sơn xoay q