Phải lòng chàng CEO ở Australia, tiểu thư Malaysia rời quê nhà về làm dâu đất Việt

Vì tình yêu và sự tin tưởng chồng, nàng tiểu thư Malaysia đã chấp nhận xa gia đình để làm dâu đất Việt.

Đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng một người phụ nữ, và anh Hoàng Tuấn Anh – người nổi tiếng với tên gọi là “cha đẻ” của máy ATM gạo, ATM khẩu trang và ATM oxy cũng vậy. Vợ anh là Samatha Chong, một nàng tiểu thư người Malaysia.

Tuấn Anh và bà xã gặp nhau vào năm 2010 qua sự giới thiệu của một người bạn. Khi đó, anh đang làm việc tại AÁutralia, còn bà xã đang học ngành Mỹ thuật công nghiệp. Sau vài năm tìm hiểu, Tuấn Anh về Việt Nam lập nghiệp, còn bà xã anh vẫn tiếp tục học đến năm 2013. Trước khi anh về quê nhà, anh từng hẹn với bà xã rằng khi bà xã học xong thì cô sẽ về Việt Nam làm dâu.  

Phải lòng chàng CEO ở Australia, tiểu thư Malaysia rời quê nhà về làm dâu đất Việt - 1

Anh Tuấn Anh và bà xã Samatha đã quen nhau từ năm 2010 khi còn ở Australian.

Lấy chồng xa quê khó tránh khỏi những khó khăn, rào cản về văn hóa, ngôn ngữ,…nhưng vì tình yêu và sự tin tưởng ở chồng, Samatha vẫn quyết định về làm dâu đất Việt. “Mẹ em từng nói, đàn ông quan trọng nhất là phải có trách nhiệm với mình, hai người phải có suy nghĩ hơi giống nhau thì hôn nhân mới lâu dài được và em thấy anh Tuấn Anh là một người đàn ông có trách nhiệm, có thể đi bên em tới già”, Samatha chia sẻ.

Trước khi cưới, Tuấn Anh có dịp tới Malaysia để ra mắt nhà vợ. Sau đó, hai bên gia đình cũng có vài lần qua lại, thăm hỏi nhau. Đến năm 2014, hai người về chung một nhà, tổ chức đám cưới ở Việt Nam trước rồi thêm lần nữa ở Malaysia.

Phải lòng chàng CEO ở Australia, tiểu thư Malaysia rời quê nhà về làm dâu đất Việt - 2

Cặp đôi tổ chức đám cưới vào năm 2014. 

Chia sẻ về chuyện làm dâu, Samatha cho biết, ban đầu cô cũng gặp nhiều bỡ ngỡ từ văn hóa ẩm thực cho tới lối sống ở Việt Nam, nhưng cô và chồng đã nắm tay nhau vượt qua tất cả. Gia đình chồng cũng rất yêu thương cô, dù không giao tiếp với nhau nhiều.

Khó khăn lớn nhất trong gia đình tôi chính là ngôn ngữ. Cả nhà tôi đều nói được tiếng anh, nhưng mẹ tôi còn hạn chế, vì vậy vợ tôi đã cố gắng học thêm tiếng Việt. Từ đó, vợ và mẹ thường đỡ đần nhau việc nhà như đi chợ, mua sắm”, anh Tuấn Anh từng chia sẻ.

Hồi mới cưới, hai người bàn với nhau chỉ ở Việt Nam khoảng 5 năm rồi quay trở lại Úc sinh sống. Nhưng sau khi cưới, có con cái rồi lại gặp phải biến cố là mẹ Tuấn Anh mất nên cả hai quyết định ở lại đây, không nghĩ đến chuyện về Australia nữa.

Phải lòng chàng CEO ở Australia, tiểu thư Malaysia rời quê nhà về làm dâu đất Việt - 3

Samatha cho biết gia đình chồng rất yêu thương cô dù không giao tiếp nhiều. 

Được biết, Samatha biết tới 4 thứ tiếng gồm tiếng Malaysia, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa và hiện cô đang làm giáo viên dạy tiếng Hoa. Không chỉ vậy, cô nàng còn phụ giúp chồng trong công việc kinh doanh. Trong thời gian bùng dịch Covid-19, Samatha cũng giúp đỡ, đồng hành với chồng trong những chuyến đi để hỗ trợ người dân gặp khó khăn.

Là con cái, gần như ai cũng muốn được ở bên cạnh bố mẹ lúc về già để phụng dưỡng, chăm lo cho bậc sinh thành. Vì vậy, dù lấy chồng xa xứ nhưng Samatha vẫn luôn cố gắng một tháng về Malaysia thăm bố mẹ một lần.

Thế nhưng, vì dịch bệnh nên đã 3 năm nay cô chưa về quê. “Con xin lỗi vì không thể ở bên bố mẹ mỗi ngày. Con đã xa mọi người mấy năm rồi để hỗ trợ và đồng hành cùng chồng. Con cảm ơn bố mẹ vì đã luôn ủng hộ chúng con”, Samatha nghẹn ngào nhắn gửi tới bố mẹ qua chương trình Gõ cửa thăm nhà.

Phải lòng chàng CEO ở Australia, tiểu thư Malaysia rời quê nhà về làm dâu đất Việt - 4

Hiện hai vợ chồng đã kết hôn được 8 năm và có với nhau 2 đứa con. 

Quãng thời gian 8 năm không phải quá dài nhưng cũng không ngắn, vợ chồng anh Tuấn Anh và Samatha đã trải qua bao nhiêu khó khăn, ngọt bùi. Cặp đôi đã có với nhau 2 đứa con, anh Tuấn Anh cũng xây dựng được thương hiệu riêng của mình và có chỗ đứng trên thị trường.

Hà Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy