Phong tục đón con gái về ở cữ độc lạ: Kéo bằng xe gỗ, không quên mang theo 1 thứ để may mắn

Đây không chỉ là một phong tục đẹp mà còn là biểu tượng của tình cảm gia đình và sự trân trọng dành cho người phụ nữ trong những tháng ngày vất vả sau sinh.

Một đoạn video cảm động lan truyền trên mạng xã hội những ngày gần đây đã khiến nhiều người xem không khỏi xúc động và ngưỡng mộ. Video ghi lại cảnh một người phụ nữ trẻ ở Phụ Dương, An Huy, Trung Quốc được gia đình đón về nhà sau khi sinh con bằng một chiếc xe gỗ giản dị nhưng đầy yêu thương. Đây không chỉ là một phong tục đẹp mà còn là biểu tượng của tình cảm gia đình và sự trân trọng dành cho người phụ nữ trong những tháng ngày vất vả sau sinh.

Phong tục đón con gái về ở cữ độc lạ: Kéo bằng xe gỗ, không quên mang theo 1 thứ để may mắn - 1

Người phụ nữ được gia đình nhà ngoại đón bằng chiếc xe gỗ.

Trong đoạn video, người phụ nữ ngồi trên chiếc xe gỗ với đứa con trên tay, che dù cẩn thận dưới cái nắng, còn gia đình cô thì từ tốn kéo xe đi dọc con đường làng. Trên xe không chỉ có quà cáp mà còn cả những cành đào mang ý nghĩa may mắn, tượng trưng cho sức khỏe và sự bảo vệ. Dọc hành trình, người phụ nữ ấy liên tục nở nụ cười tươi tắn, hạnh phúc, dù còn mệt mỏi sau những ngày đầu làm mẹ.

Phong tục đón con gái về ở cữ độc lạ: Kéo bằng xe gỗ, không quên mang theo 1 thứ để may mắn - 2

Hạnh phúc của tất cả các bà mẹ sau sinh là được gia đình yêu thương và quan tâm.

Theo lời chồng cô, đây là phong tục của làng thì người con gái sau khi sinh con sẽ được nhà mẹ đẻ đón về bằng xe gỗ. Chỉ những người đã trải qua cơn đau sinh nở mới được hưởng nghi thức đặc biệt này, như một sự tôn vinh và cũng là lời nhắc nhở về tình thương của gia đình.

Phong tục đón con gái về ở cữ độc lạ: Kéo bằng xe gỗ, không quên mang theo 1 thứ để may mắn - 3

Người phụ nữ nào cũng muốn được về nhà mẹ đẻ ở cữ.

Bên cạnh đó, đối với người phụ nữ, sau những giờ phút vượt cạn đầy thử thách, việc trở về nhà ngoại không chỉ là sự nghỉ ngơi về thể xác mà còn là sự chữa lành về tinh thần, là dịp để được vỗ về, yêu thương trong vòng tay thân quen.

Phong tục đón con gái về ở cữ độc lạ: Kéo bằng xe gỗ, không quên mang theo 1 thứ để may mắn - 4

Nhà ngoại là chốn tựa lưng của con gái.

Người xưa có câu “nhà ngoại là chốn tựa lưng của con gái”, và hình ảnh này đã minh chứng rõ nét cho câu nói ấy. Sau những bộn bề trong hôn nhân, khi cần một nơi an ủi, người phụ nữ luôn biết rằng nhà ngoại là chỗ dựa vững chắc, nơi không ai đánh giá hay xét nét, mà chỉ có sự cảm thông, tình yêu thương vô điều kiện.

Sau khi video được đăng tải, không ít cư dân mạng bày tỏ cảm xúc về cảnh tượng xúc động này:

- “Mọi người có để ý không, người kéo xe đi rất chậm rãi, vì họ hiểu rằng nếu đi nhanh quá, người mẹ và đứa bé sẽ cảm thấy khó chịu. Đúng là gia đình nhà ngoại luôn nghĩ cho con gái và cháu ngoại từng chút một”.

- “Mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh như thế này, tôi lại thấy nhớ bố mẹ mình. Ngày còn ở nhà, tôi thường tranh cãi với bố mẹ, nhưng khi lấy chồng rồi mới hiểu rằng nhà ngoại là nơi vững chãi nhất mà người con gái có thể quay về”.

- “Mười mấy năm trước khi về nhà mẹ đẻ, tôi cũng được đón bằng cách này. Không ngờ phong tục ấy vẫn được giữ gìn đến tận bây giờ. Đơn giản mà đầy ý nghĩa”.

Tại sao phụ nữ sau sinh thường có xu hướng thích về nhà mẹ đẻ ở cữ hơn?

Thời kỳ sau sinh là giai đoạn khó khăn với bất kỳ người phụ nữ nào, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Những biến đổi trong cơ thể, sự mệt mỏi khi chăm sóc em bé, và cảm giác dễ tổn thương có thể khiến họ rơi vào trạng thái cô đơn, mệt mỏi. Chính vì thế, việc về nhà ngoại không chỉ là một phong tục mà còn là dịp để người phụ nữ được nghỉ ngơi, lấy lại sức, đồng thời cảm nhận tình yêu thương từ gia đình.

Tại nhà mẹ đẻ, họ được mẹ chăm lo từng bữa ăn, được bố lo lắng từng giấc ngủ. Đó là nơi mà họ có thể cởi mở tâm sự, sẻ chia mọi điều mà không lo bị phán xét. Điều này giúp tinh thần người mẹ được thoải mái hơn, góp phần cải thiện sức khỏe, cũng như tạo tâm lý tích cực hơn để tiếp tục chăm sóc con nhỏ.

Như lời một người dùng mạng chia sẻ, “phụ nữ sau sinh xứng đáng nhận được sự chăm sóc chu đáo, vì quá trình sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh không hề dễ dàng”. Đây cũng là dịp để gia đình thể hiện tình yêu thương và sự cảm thông với những hy sinh lớn lao của con gái.

Thy Dung

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Từ Quảng Nam ra Huế phải qua đèo Hải Vân, có thể đi ô tô hoặc tàu lửa. Con đường quanh co men theo sườn núi, nhìn sang phía bên kia là biển xanh bao la, và ngang đầu mây trắng lửng lơ bay…