Rằm tháng Giêng trong nhà có 5 chỗ không được trống, làm đúng tài lộc tìm về

Vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người nên tụ tập lại để làm Rằm. Gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sẽ tượng trưng cho sự ấm cúng, hạnh phúc và đoàn viên.

Rằm tháng Giêng diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Đây là một trong những ngày quan trọng trong năm nên người xưa mới có câu “cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Vào ngày này, các gia đình thường đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với bề trên, đồng thời cầu mong cuộc sống ấm no, gia đình sung túc, hạnh phúc viên mãn. Và theo dân gian, vào ngày Rằm tháng Giêng, cần giữ 5 vị trí này trong nhà không được trống, nếu làm đúng thì tài lộc sẽ tìm về nhà, giúp gia đình có cuộc sống sung túc, giàu có. Vậy đó là 5 nơi nào?

Rằm tháng Giêng trong nhà có 5 chỗ không được trống, làm đúng tài lộc tìm về - 1

1. Nhà không được để trống

Vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người nên tụ tập lại để làm Rằm. Gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sẽ tượng trưng cho sự ấm cúng, hạnh phúc và đoàn viên.

Nhiều người tin rằng, vào ngày Rằm tháng Giêng, khi căn nhà tràn ngập tiếng cười đùa, có mặt đông đủ các thành viên trong gia đình thì cả năm đó gia đình sẽ luôn êm ấm, bình an và hạnh phúc. Ngược lại, nếu nhà cửa trống rỗng, vắng bóng người sẽ thể hiện sự hiu quạnh, buồn tẻ, được cho là điều không may mắn.

2. Bàn không trống

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình cần phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ để cúng ông bà, tổ tiên. Việc này là để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn với ông bà tổ tiên và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh, thần linh, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.

Sau khi cúng xong, gia đình nên hạ lễ và cùng nhau thưởng thức. Bàn ăn bày đầy đủ các loại món ngon, tượng trưng cho bàn ăn không trống, nghĩa là sẽ có một năm no đủ, sung túc.

Rằm tháng Giêng trong nhà có 5 chỗ không được trống, làm đúng tài lộc tìm về - 2

3. Đèn không được để trống

Đèn không được để trống có nghĩa là vào đêm Rằm tháng Giêng, các gia đình nên thắp sáng đèn trong nhà, không nên để nhà cửa tối om. Nếu có đèn lồng đỏ, nên thắp lên để tạo không khí lễ hội, ấm cúng.

Nhà cửa sáng đèn trong đêm Rằm tháng Giêng tượng trưng cho sự tươi sáng, cuộc sống hạnh phúc, êm ấm. Ngoài ra, nhiều người còn tin rằng ánh sáng có thể xua đuổi những điều xui xẻo và mang lại may mắn, bình an cho gia đình.

4. Ví không trống

Ví là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nó giúp chúng ta lưu trữ tiền bạc, thẻ tín dụng và các giấy tờ quan trọng khác. Trong phong thủy, ví trỗng rỗng tượng trưng cho cái nghèo và mang đến nhiều xui xẻo.

Vì thế, không nên để ví trống rỗng, nên nhét ít tiền mặt vào ví, đặc biệt là vào ngày Rằm tháng Giêng để cầu mong cả năm trong ví đều có tiền, tiền tiêu rủng rỉnh không bao giờ thiếu.

Rằm tháng Giêng trong nhà có 5 chỗ không được trống, làm đúng tài lộc tìm về - 3

5. Thùng gạo không trống

Thùng gạo được cho là kho lương của gia đình, tượng trưng cho sự sung túc và no đủ. Chính vì thế, dân gian khuyên rằng không nên để thùng gạo trống rỗng, vì như thế tượng trưng cho cảnh nghèo khó, túng thiếu.

Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, tượng trưng cho sự đoàn tụ, hạnh phúc và viên mãn. Do đó, bạn cần đổ đầy thùng gạo để tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, không phải lo cơm ăn áo mặc.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v