Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng

Chỉ với 3 mẹo đơn giản, cơm rượu nếp của bạn sẽ ngọt thơm không sợ bị chua đắng cho ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.

Cùng với thịt vịt, bánh tro, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ. Món này thơm ngon, dễ làm tuy nhiên chỉ cần sai 1 thao tác nhỏ sẽ khiến cơm có vị chua, đắng, khó ăn.

Thông thường sau khi dâng mâm cúng gia tiên, thần linh, gia chủ sẽ hạ lễ và cho các thành viên trong gia đình thụ lộc đồng thời tiến hành nghi thức diệt sâu bọ bằng cách ăn cơm rượu nếp, bánh tro và hoa quả.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 1

Ảnh: Chun Chun Mai

Để có một mâm lễ đủ đầy, thường các chị em sẽ mua sẵn cơm rượu ngoài chợ hoặc tự tay mình ủ để cho ra một món ngon làm lễ vật. Mỗi một vùng miền lại có cách làm cơm rượu nếp khác nhau. Tuy nhiên, dù áp dụng theo công thức nào bạn cũng phải lưu ý 3 điểm cơ bản sau:

Chọn đúng loại gạo

Gạo sử dụng để nấu cơm rượu nếp sẽ khác so với bình thường. Bạn nên chọn loại gạo xay có nghĩa là gạo chỉ xát 1 lần đủ để tách bỏ phần vỏ trấu ra.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 2

Loại gạo này tuy có màu không đẹp mắt nhưng lại rất giàu vitamin B tốt cho sức khỏe. Đồng thời cũng giúp quá trình ủ men cơm rượu thành công.

Khi mua chú ý chọn các hạt gạo nếp căng tròn, kích thước tương đồng. Kiểm tra xem loại gạo đó hạt có nguyên vẹn hay bị gãy, nát để khi nấu đảm bảo hạt cơm đẹp mắt.

Mua men

Men làm cơm rượu nếp thường sẽ dùng men bắc. Loại men này được đóng thành các viên tròn có mùi rất thơm. Sử dụng men bắc sẽ giúp cho cơm rượu ngon, không bị chua. Hơn nữa, khi ăn cơm rượu ủ bằng men này cũng sẽ êm, không gây đau đầu.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 3

Lúc mua bạn nhớ chọn những viên men có màu sáng, đưa lên mũi ngửi cảm nhận được mùi thơm dịu nhẹ. Đây là dấu hiệu cho thấy men mới và chưa bị ẩm hay mốc nhờ đó ủ cơm rượu sẽ ngon hơn.

Thời gian

Một trong những yếu tố quan trọng khi ủ cơm rượu nếp là thời gian. Tùy vào nhiệt độ, thời tiết mà thời gian ủ sẽ rút ngắn hay kéo dài. Mùa hè, tiết trời nóng nực thì chỉ khoảng 3 - 5 ngày là cơm rượu được ăn.

Tuy nhiên, mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên thời gian lên men cũng vì thế mà kéo dài.

Tham khảo cách làm cơm rượu nếp cái dưới đây đảm bảo thành công 100%, không sợ bị đắng, sượng.

Nguyên liệu

- Gạo nếp xay: 1.5kg

- Lá chuối: 2 tàu

- Men bắc: 3 viên

Cách làm cơm rượu nếp ngon

1. Vo gạo nếp thật sạch rồi ngâm nước khoảng 2 tiếng cho hạt gạo căng tròn. Nếu bạn đồ xôi thì phải ngâm 4 - 6 tiếng để hạt gạo chín mềm, dẻo thơm.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 4

2. Cho gạo nếp vào nồi cơm điện rồi thêm 1 lượng nước bằng mặt gạo. Chú ý, không nên cho quá nhiều nước nếu không cơm nấu dễ bị nát, nhão.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 5

Ấn nút “Cook” để bắt đầu nấu cơm nếp. Khi nồi nhảy lên chế độ “Warm” bạn chờ 3 phút rồi ấn lại về chế độ “Cook” thêm một lần nữa là được.

3. Xới cơm nếp ra đĩa hoặc mẹt lớn chờ cho nguội.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 6

4. Men bắc giã nhuyễn mịn, đem lọc qua rây để loại bỏ phần trấu bám ở trên.

5. Rắc men vào phần cơm nếp đã nguội. Dùng tay trộn thật đều sao cho men bám đều xung quanh hạt cơm.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 7

6. Lót lá chuối xuống đáy rổ, lần lượt cho cơm nếp đã trộn men vào. Gấp mép lá chuối lại sao cho phủ kín mặt cơm. Đừng quên lấy 1 chiếc khăn khô sạch đặt ở bên trên sau đó đem để ở nơi kín gió.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 8

Lưu ý, trong quá trình lên men cơm rượu sẽ tiết ra nước vì thế bạn nên sử dụng loại rổ có chậu bao ngoài.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 9

7. Sau 3 ngày là cơm rượu nếp đã lên men thành công. Dùng thìa sạch múc cơm rượu ra bát con và thưởng thức. Hạt nếp căng mẩy khi ăn cảm nhận được độ dẻo ngọt nhưng vẫn có tiếng lép bép trong miệng rất ngon.

Tết Đoan Ngọ ủ cơm rượu nếp chị em nhớ kỹ 3 điều này không sợ cơm chua hay sượng cứng - 10

Phần cơm rượu chín tới ăn ngọt, thơm không bị quá cay, chua hay đắng. Với phần cơm rượu còn lại, bạn đem bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh để làm chậm thời gian lên men nhờ thế mà cơm rượu nếp bảo quản được lâu hơn.

Đặng Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về