Thử bỏ 1 củ gừng vào chậu, 2 tháng nữa nó sẽ mọc thành búi, cuộn như múi bưởi

Sức sống của gừng tương đối bền bỉ, đôi khi nhiều nhánh gừng trong nhà bếp của chúng ta sẽ nảy mầm.

Gừng là loại gia vị phổ biến, chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng phòng và trị nhiều loại bệnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc...

Ngoài ra, gừng còn chứa hàm lượng cao beta-carotene, sắt, kali, photpho, natri, vitamin A, B, C, E… có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa đông máu, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Thử bỏ 1 củ gừng vào chậu, 2 tháng nữa nó sẽ mọc thành búi, cuộn như múi bưởi - 1

Sức sống của gừng tương đối bền bỉ, đôi khi nhiều nhánh gừng trong nhà bếp của chúng ta sẽ nảy mầm, lúc này bạn có thể sử dụng những củ đã nảy mầm để trồng. Có nhiều cách trồng khác nhau. Có người trồng bằng phương pháp thủy canh, có người lại trồng trong chậu, tức là trồng trong đất. Nghe có vẻ phức tạp nhưng chỉ cần vài nhánh gừng mọc mầm cùng một chút khéo léo là bạn đã có gừng ăn mãi không hết.

1. Trồng gừng thuỷ canh

Chọn những nhánh gừng đã mọc mầm, để nguyên cả nhánh hoặc cắt một phần từ nhánh chính. Dùng que tăm xiên qua từng nhánh gừng rồi đặt gừng lên bát nước sạch. Để gừng không bị úng nước, bạn chỉ nên để ½ nhánh gừng ngập nước, phần có mầm hướng lên trên.

Thường xuyên thay nước sạch cho gừng 2 ngày một lần. Sau khoảng 1 tuần thì các nhánh gừng bắt đầu mọc rễ và ra lá non. Đợi thêm 2 – 3 tuần thì có thể đem gừng trồng trong chậu. Đặt chậu ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ để cây phát triển tốt nhất có thể. Sau một thời gian, bạn đã có thể thu hoạch gừng để ăn.

Thử bỏ 1 củ gừng vào chậu, 2 tháng nữa nó sẽ mọc thành búi, cuộn như múi bưởi - 2

2. Trồng trong đất

Cách trồng này cũng rất  đơn giản. Trước hết chúng ta cần chuẩn bị một ít đất màu mỡ, vì cây gừng cần rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, nếu đất không đủ màu mỡ sẽ khiến cây gừng chậm lớn, không được thu hoạch sau 3 tháng.

Nên chọn đất vườn, đất mùn, trộn với các loại đất dinh dưỡng khác rồi dùng để trồng, chúng ta chỉ cần trồng gừng xuống đất, nhớ là đầu chồi của gừng phải hướng lên trên thì mới phát triển được ổn. Gừng trồng trong chậu theo cách này có giá trị làm cảnh nhất định, có thể nói là trông đẹp hơn hoa hồng.

Gừng sẽ nảy mầm sau 20 ngày kể từ ngày trồng. Đợi khi thấy gừng có nhiều lá thì chuyển sang tưới mỗi ngày một lần, duy trì trong 7 đến 8 tháng. Trong giai đoạn này, cần phải đảm bảo đất trồng luôn có độ ẩm vừa phải để cây phát triển thuận lợi.

Thử bỏ 1 củ gừng vào chậu, 2 tháng nữa nó sẽ mọc thành búi, cuộn như múi bưởi - 3

Bạn có thể đặt chậu gừng ở hiên nhà hoặc trong phòng đều được. Tuy nhiên, nếu đặt trong phòng, nên thỉnh thoảng mang chậu ra phơi nắng, gừng được quang hợp 5 đến 6 giờ/mỗi ngày sẽ cho nhiều củ hơn.

Cho một lớp dày 3 đến 4cm đất hỗn hợp vào chậu khi thấy củ gừng bắt đầu nhú lên trên bề mặt đất trồng. Bạn nên dùng phân giun quế hoặc các loại phân hữu cơ an toàn được bán ở nơi uy tín, đáng tin.

Nhật Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ sáng tác trẻ

Khơi dậy sức sáng tạo của đội ngũ sáng tác trẻ

Sáng 28/11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối với hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng sáng tác trẻ”. NSND Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn; Nhà thơ Trần Hữu Việt, Trưởng Ban Nhà văn trẻ

Những chuyến tàu độc lạ nhất hành tinh

Những chuyến tàu độc lạ nhất hành tinh

Du lịch bằng tàu hỏa luôn hấp dẫn với du khách, nó vừa hoài cổ lại vừa lãng mạn. Ngoài những chuyến tàu đưa bạn qua những con đường tuyệt đẹp, lại có những chuyến mang lại cho du khách cảm giác hồi hộp, khác lạ đầy thú vị. Dưới đây là những chuyến tàu đặc biệt nhất thế giới mà bạn nên trải nghiệm một lần trong đời.