Thứ lá này xưa mọc hoang nay được trồng để ăn và làm thuốc, là “thuốc quý của người nghèo”, 120.000 đồng/kg

Trong ẩm thực, lá này có thể dùng để nấu canh, làm bánh hoặc ăn sống, nhúng lẩu.

Cây xương khỉ còn có những tên gọi khác là cây bìm bịp, cây mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, và tên khoa học là Clinacanthus. Trước đây, loại cây này thường mọc hoang ở nhiều nơi, nay được nhân giống rộng rãi để ăn và làm thuốc.

Thứ lá này xưa mọc hoang nay được trồng để ăn và làm thuốc, là “thuốc quý của người nghèo”, 120.000 đồng/kg - 1

Được biết trên thị trường, lá cây xương khỉ được bán với nhiều giá khác nhau, đặc biệt là lá tươi khá khó kiếm. Giá lá xương khỉ tươi được bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg, với cây khô được bán để làm thuốc chữa bệnh với giá dao động từ 110.000 - 180.000/kg (tùy loại).

Cây xương khỉ là cây thân thảo, mọc thành bụi, có thể cao từ 2-3m, lá có màu xanh đậm. Hoa có màu hồng hoặc đỏ.

Thứ lá này xưa mọc hoang nay được trồng để ăn và làm thuốc, là “thuốc quý của người nghèo”, 120.000 đồng/kg - 2

Trong ẩm thực, lá xương khỉ có thể dùng để nấu canh, làm bánh hoặc ăn sống, nhúng lẩu. Trong thứ lá này có chứa nhiều khoáng chất, hàm lượng chất béo khá dồi dào, giàu chất xơ và canxi, cùng với hợp chất glycerol, glycosid, cerebroside,… rất tốt cho sức khỏe con người.

Đây cũng là một vị thuốc quý của người nghèo vì nó có thể hỗ trợ và chữa trị nhiều căn bệnh. Trong Đông y, cây xương khỉ có vị ngọt, tính mát, không chứa chất độc, có tác dụng mát gan, lợi mật, chữa vàng da, đau nhức xương khớp, viêm xoang, hỗ trợ điều trị ung thư, chữa thoái hóa cột sống,…

Người ta cũng dùng cây xương khỉ để ngâm rượu, bôi đắp ngoài da để kháng viêm, chữa lành vết thương,... Tất cả các bộ phận của cây xương khỉ đều có thể sử dụng.

Thứ lá này xưa mọc hoang nay được trồng để ăn và làm thuốc, là “thuốc quý của người nghèo”, 120.000 đồng/kg - 3

Cách trồng và chăm sóc cây xương khỉ

Cây xương khỉ rất dễ trồng và dễ sống, được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Với phương pháp gieo hạt, hãy ngâm hạt trong nước ẩm khoảng 4-5 giờ rồi gieo hạt như bình thường là được.

Với phương pháp giâm cành, hãy chọn cành khỏe mạnh, cắt tỉa bớt lá già rồi cắm vào đất. Sau khi giâm cành, hãy tưới một lượng nước vừa đủ lên mặt đất, không lâu sau cành giâm sẽ ra rễ.

Thứ lá này xưa mọc hoang nay được trồng để ăn và làm thuốc, là “thuốc quý của người nghèo”, 120.000 đồng/kg - 4

Để cây xương khỉ phát triển tốt, bạn nên chú ý thêm một số lưu ý sau:

- Đất trồng: Cây xương khỉ rất dễ phát triển, nhưng cây sẽ sinh trưởng tốt nhất trong đất tơi xốp. Vì vậy khi trồng bạn nên trộn thêm mùn tro trấu, xơ dừa và xỉ than,…

- Tưới nước: Nên tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là vào mùa khô để cây tươi tốt hơn.

- Bón phân: Để cây phát triển mạnh, có thể bổ sung thêm các thành phần phân hữu cơ, phân đạm. Chú ý liều lượng không cần quá nhiều, tránh cây bị ngộ độc nguồn dinh dưỡng.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Vẻ đẹp giản dị qua ống kính của NSNA Vũ Huyến

Trong thế giới nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam, cái tên Vũ Huyến không còn xa lạ. NSNA Vũ Huyến bằng tài năng và nhiệt huyết của mình, đã để lại dấu ấn qua những bức ảnh mang tính sáng tạo và sâu lắng, thể hiện không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam mà còn những tầng sâu của xã hội. Ngoài ra, với vai trò là nhà lý luận phê bình, ông đã viết nhiều bài nghiên cứu, phân