Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng

Ngôn ngữ là công cụ để tiếp thu thông tin và thể hiện bản thân, nếu trẻ biết nói sớm sẽ tiếp thu thông tin đa dạng và học hỏi nhanh hơn.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 1

Hiện nay có hai luồng ý kiến, một cho rằng những đứa trẻ biết nói sớm càng thông minh, ngược lại nhóm thứ hai phản bác rằng trẻ nói muộn vẫn có IQ cao.

Các chuyên gia tại Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa lời nói của trẻ và chỉ số IQ”, sau khi khảo sát mẫu trên 1.000 người, kết luận rằng trẻ thông minh thì khả năng nói càng sớm.

Trong khi đó, một nhóm người khác cho rằng trẻ nói muộn cũng có chỉ số IQ cao, lấy Einstein làm ví dụ, mãi đến 5 tuổi ông mới biết nói, vậy nên càng tin chắc rằng việc chậm nói là tiềm năng của thiên tài. Vậy trẻ biết nói sớm hay muộn sẽ thông minh hơn? 

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 2

Việc trẻ nói sớm hay muộn có liên quan tới IQ?

Tại sao có trẻ nói sớm, có trẻ nói muộn? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về não bộ, việc trẻ nói sớm hay muộn chủ yếu liên quan đến sự phát triển của vùng Broca trong não.

Vùng Broca là một khu vực quan trọng trong não chịu trách nhiệm phát triển ngôn ngữ, chuyển đổi những gì chúng ta nhìn thấy thành ngôn ngữ và sau đó diễn đạt bằng miệng.

Quá trình phát triển của vùng Broca liên quan mật thiết đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, từ khi trẻ chưa biết nói cho đến lúc bé đầu tiên gọi "Bố", "Mẹ", và sau đó là giai đoạn bé ít nói hoặc thích nói vô tận.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời kỳ phát triển quan trọng nhất của vùng Broca diễn ra trước khi trẻ đạt 4 tuổi. Do đó, để giúp con trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, mẹ cần sử dụng những phương pháp khoa học để không ngừng kích thích, rèn luyện cho trẻ từ khi còn bé, trước khi con đạt 4 tuổi.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 3

Việc trẻ nói sớm hay muộn chủ yếu liên quan đến sự phát triển của vùng Broca trong não.

Nhiều bậc bố mẹ thường đặt vấn đề: Có người cho rằng trẻ nói sớm thì thông minh hơn, trong khi người khác lại cho rằng trẻ nói muộn thì thông minh hơn. Vậy điều gì là đúng?

Trên thực tế, việc một đứa trẻ có thông minh hay không phụ thuộc vào môi trường học tập, yếu tố di truyền chỉ số IQ từ bố mẹ, vì vậy không thể đánh giá trực tiếp bằng việc trẻ biết nói sớm hay muộn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét một cách khái quát, trẻ biết nói sớm thực sự có lợi thế về khả năng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ để tiếp thu thông tin và thể hiện bản thân, do đó, trẻ biết nói sớm và có kỹ năng ngôn ngữ tốt sẽ tiếp thu đa dạng thông tin và học nhanh hơn.

Nếu vùng Broca của trẻ phát triển chậm, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển chậm theo. Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, trẻ nói muộn có khả năng gặp vấn đề về đọc viết, chú ý và kỹ năng xã hội hơn so với trẻ biết nói theo tiêu chuẩn (McLaughlin, 2011).

Vì vậy, nếu bố mẹ có thể khuyến khích phát triển vùng Broca của trẻ sớm, từ đó giúp trẻ biết nói sớm và tốt hơn, thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 4

Ở tuổi nào trẻ có thể bắt đầu nói chuyện?

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu phát ra âm thanh từ 6 tháng đến 1 tuổi. Trước khi đạt 10 tháng tuổi, trẻ thường phát ra một số âm thanh một cách vô thức, và khoảng thời gian nà, trẻ cũng có khả năng bắt chước các thay đổi về cao độ.

Từ 1 đến 1,5 tuổi, trẻ có thể hiểu nghĩa của từ và câu, có thể phản hồi bằng ngôn ngữ của người lớn. Trẻ bắt đầu nói những từ đơn giản và có thể diễn đạt nhu cầu bằng cử chỉ cơ thể.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 5

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu phát ra âm thanh từ 6 tháng đến 1 tuổi.

Từ 1,5 đến 2,5 tuổi, trẻ tiếp tục học thêm nhiều ký tự và từ, khả năng phát âm của trẻ cũng được cải thiện. Từ 2 đến 2,5 tuổi, trẻ sẽ cố gắng tạo ra các câu ngắn, chẳng hạn như kết hợp danh từ và động từ với nhau, và từ vựng của trẻ cũng sẽ được mở rộng.

Từ 2,5 đến 3 tuổi, trẻ thường có khả năng nói thành câu. Sau khi trẻ vượt qua tuổi 3, quá trình phát âm của trẻ sẽ trở nên chính xác hơn. Đến 5 tuổi, quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ gần như hoàn thiện.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 6

Bố mẹ nên làm gì nếu con chậm nói?

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 7

Chơi cùng con

Chơi cùng con là một hoạt động quan trọng để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ tập trung vào một vật, trẻ có khả năng tiếp thu thông tin về vật đó một cách hiệu quả. Nếu bố mẹ chia sẻ cảm nhận của mình về vấn đề đó, trẻ dễ dàng kết nối sự kiện với lời nói của bố mẹ, giúp làm rõ ý nghĩa của từ ngữ và câu chuyện, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ hiểu và ghi nhớ.

Ví dụ, khi trẻ chạm vào một viên kem, bố mẹ có thể nói: "A! Lạnh quá!". Mỗi khi trẻ tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, bố mẹ đáp lại phản ứng của trẻ như vậy. Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu được cảm giác "lạnh" là như thế nào.

Tăng cường tương tác ngôn ngữ với trẻ

Để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ của trẻ, tương tác và phản hồi hiệu quả là rất quan trọng. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, việc bố mẹ tương tác với trẻ sẽ khuyến khích sự hứng thú của con đối với việc học ngôn ngữ.

Ví dụ, khi trẻ đang chơi một mình với đồ chơi, trẻ có thể nhanh chóng mất hứng thú hoặc chỉ sử dụng đồ chơi đó một cách lặp đi lặp lại mà không tiếp thu thêm ngôn ngữ.

Bố mẹ cần tương tác với trẻ và thực hiện trò chơi, mẹ có thể dùng đất sét đồ chơi để làm một viên cơm nhỏ và hỏi xem trẻ có thể làm thành hoa không? Sau đó, cùng nhau nhào nặn thành dâu... Bằng cách nhấn mạnh từ "nhào nặn" nhiều lần, trẻ sẽ có thể tương tác và hiểu ý nghĩa của hành động đó.

Trò chơi này sẽ giúp trẻ hiểu và tiếp thu ý nghĩa của các từ ngữ thông qua hoạt động tương tác vui nhộn cùng bố mẹ.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 8

Để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ của trẻ, tương tác và phản hồi hiệu quả là rất quan trọng.

Dạy trẻ cách thể hiện ý tưởng của riêng mình

Mục tiêu chính của việc học ngôn ngữ là để giao tiếp. Nếu trẻ không thể diễn đạt suy nghĩ của mình, thì ngay cả việc đọc nhiều sách cũng không có tác dụng. Vì vậy, việc học ngôn ngữ cần bắt đầu từ những tình huống thực tế, chỉ khi trẻ biết cách ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế, mới có thể diễn đạt một cách chuẩn xác.

Ví dụ, khi trẻ chỉ vào quả dâu tây, bố mẹ có thể nói: "Con ơi, con có muốn ăn dâu tây không?". Trẻ có thể gật đầu, và bố mẹ tiếp tục nói: "Đây là dâu tây của con". Hay khi trẻ chỉ vào bánh quy, bố mẹ có thể hỏi: "Con muốn ăn bánh quy à?" và nhấn mạnh từ "ăn" nhiều lần. Điều này giúp trẻ hiểu ý nghĩa của động từ "ăn".

Thông qua việc tương tác và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế, trẻ sẽ phát triển khả năng diễn đạt và hiểu ý nghĩa của các từ ngữ trong ngữ cảnh hàng ngày.

Tăng cường sử dụng từ ngữ

Việc học tất cả các từ vựng đòi hỏi sự lặp đi lặp lại liên tục, nhưng điều quan trọng là phải điều chỉnh nó sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.

Giống với các ví dụ đã được đề cập trước đó, từ vựng được lặp đi lặp lại trong phạm vi mà trẻ có thể chấp nhận thông qua mô tả, trình diễn, trò chơi, và nhiều hình thức khác, nhằm giúp trẻ hiểu và ghi nhớ từng từ vựng đó dần dần. Đồng thời, trẻ cũng được khuyến khích diễn đạt nhu cầu và mong muốn của mình bằng cách sử dụng cùng một ngôn ngữ.

Mục tiêu cuối cùng là để trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp và diễn đạt một cách chính xác. Điều này mang lại cảm giác thỏa mãn khi trẻ có thể giao tiếp và diễn đạt ý kiến, nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ.

Trẻ biết nói sớm hay trẻ nói muộn sẽ thông minh hơn? Các mẹ tranh cãi, khoa học đưa ra giải đáp rõ ràng - 9

Bố mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện ý tưởng của riêng mình bằng ngôn ngữ.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trưng bày “Quà tặng của nhân gian”: Hội tụ nhiều nghệ nhân cùng những sáng tạo độc đáo

Trưng bày “Quà tặng của nhân gian”: Hội tụ nhiều nghệ nhân cùng những sáng tạo độc đáo

Với mong muốn gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của các làng nghề Việt Nam và tôn vinh sự sáng tạo, tài hoa của các nghệ nhân, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp cùng Công ty TNHH Việt Mốt tổ chức trưng bày với chủ đề “Quà tặng của nhân gian”.