Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học

Trẻ ngủ trưa thường xuyên có trạng thái tinh thần tốt, khả năng tập trung cao hơn.

Đối với nhiều người, ngủ trưa là một thói quen cần phải hình thành, bởi nếu không chợp mắt vào buổi trưa, khó đạt trạng thái tinh thần tốt. Tuy nhiên, đối với người khác, việc ngủ trưa là không cần thiết vì chưa bao giờ có thói quen như vậy.

Một số trẻ khó hình thành thói quen ngủ trưa, trong khi số khác lại dễ dàng. Vì vậy, nhiều phụ huynh bắt đầu quan tâm việc ngủ trưa có tốt hơn? Và liệu việc trẻ ngủ trưa có liên quan đến sự phát triển sau này hay không.

Vậy sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là gì? Theo các chuyên gia, sau khi trẻ đi học, có 3 điểm khác biệt sẽ trở nên rõ ràng. 

Việc trẻ có thói quen ngủ trưa thực sẽ có tác động nhất định, và không cần phải đợi trẻ lớn lên mới nhìn thấy.

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 1

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 2

Khác nhau về năng lượng và tinh thần 

Việc có nên ngủ trưa hay không sẽ ảnh hưởng nhất định đến năng lượng và tinh thần của trẻ. Trẻ nhỏ thường rất năng động vào buổi sáng, khi cơ thể và tâm trí còn tươi mới, nên có thể trạng tốt và khả năng tập trung rất cao. Trong thời gian này, trẻ có thể tham gia các hoạt động học tập và vui chơi một cách hăng say, khám phá thế giới xung quanh với đầy hứng thú.

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian hoạt động, năng lượng của trẻ dần giảm đi. Nhiều trẻ không ngủ trưa thường rơi vào trạng thái “mất ý thức” vào buổi chiều, hoặc trở nên lơ mơ, không còn khả năng tập trung vào các hoạt động học tập. 

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 3

Giấc ngủ trưa giúp trẻ phục hồi năng lượng.

Ngược lại, trẻ có thói quen ngủ trưa sẽ thường xuyên có năng lượng dồi dào hơn. Giấc ngủ trưa giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể và tinh thần, cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho các hoạt động vào buổi chiều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ ngủ trưa thường có khả năng tập trung tốt, ghi nhớ cao, tâm trạng vui vẻ hơn.

Hơn nữa, ngủ trưa còn có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ. Trong giấc ngủ, não bộ sẽ xử lý và lưu trữ thông tin mà trẻ đã tiếp thu trong suốt một buổi sáng. Điều này giúp trẻ củng cố kiến thức và cải thiện khả năng học hỏi. Do đó, trong hoàn cảnh bình thường, khuyến khích trẻ ngủ trưa sẽ mang lại nhiều lợi ích. 

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 4

Sự khác biệt về thị lực

Mới đây tại một hội thảo về giấc ngủ, các chuyên gia đề cập vấn đề quan trọng, đó là trẻ không ngủ thường bị cận thị nhiều hơn, trong khi trẻ có thói quen ngủ trưa thị lực tương đối tốt hơn. Điều này thật sự đáng báo động trong bối cảnh cận thị đang trở thành một vấn sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em.

Trên thực tế, điều này là do ngủ trưa có thể giúp mắt trẻ được nghỉ ngơi và phục hồi nhất định. Khi trẻ thức quá lâu mà không có thời gian nghỉ ngơi, mắt sẽ phải làm việc liên tục để điều chỉnh và tập trung vào các hoạt động như đọc sách, xem TV hay chơi game. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt, và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Giấc ngủ trưa giúp giảm bớt căng thẳng cho mắt, tạo điều kiện phục hồi, cải thiện khả năng nhìn xa và giảm nguy cơ phát triển cận thị.

Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ sản xuất hormone tăng trưởng nhằm hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan khác. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ đồng nghĩa với hệ thống thị giác khỏe mạnh hơn.

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 5

Trẻ ngủ trưa thường có trạng thái tinh thần tốt hơn.

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 6

Sự nhanh nhẹn về tinh thần tạo nên khác biệt hiệu suất học tập

Nhiều người cho biết, nếu không ngủ trưa sẽ dễ mất tập trung vào buổi chiều. Một vấn đề ban đầu mất một giây để phản hồi, nhưng  bây giờ phải mất 3 đến 5 giây, thậm chí 10 giây để đưa ra quyết định.

Điều này thực chất là do não xử lý nhiều thông tin, quá căng thẳng và không được nghỉ ngơi kịp thời.

Nhiều nghiên cứu chứng minh, người ngủ trưa thường có hiệu suất tinh thần tốt, khả năng tư duy nhanh nhạy hơn vào buổi chiều. Điều này là do não được nghỉ ngơi một thời gian ngắn, trạng thái của nó được phục hồi ở một mức độ nhất định.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ trưa có thể làm giảm mức độ căng thẳng của cơ thể và giảm mệt mỏi, giúp trẻ có nhiều năng lượng hơn để suy nghĩ và học tập vào buổi chiều.

Khi sự mệt mỏi về thể chất được giải tỏa, trẻ sẽ tập trung, tư duy tích cực thể hiện khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Vì vậy, với hoàn cảnh bình thường, trẻ thích ngủ trưa sẽ nhanh nhẹn hơn trong suy nghĩ.

Trẻ ngủ trưa và không thích ngủ trưa bộc lộ rõ 3 điểm khác biệt khi đi học - 7

Bố mẹ không nên ép nếu trẻ không muốn ngủ trưa.

Từ quan điểm này, ngủ trưa dường như là thói quen tốt mà mọi đứa trẻ cần rèn luyện. Tất nhiên, mọi việc đều có hai mặt.

Mặc dù giấc ngủ ngắn có ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thân và hiệu quả học tập vào buổi chiều của trẻ. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ nào cũng thích hợp để ngủ trưa. Nếu trẻ có những tình trạng sau đây, bố mẹ đừng nên ép con.

- Sau khi trẻ ngủ trưa, buổi tối không thể đi ngủ đúng giờ hoặc chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Điều này có nghĩa là trẻ đã ngủ đủ giấc vào ban đêm và việc ngủ trưa sẽ làm gián đoạn lịch trình thường ngày.

- Trẻ không ngủ trưa nhưng vẫn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều và không buồn ngủ rõ rệt. Một số trẻ rất năng động và không cần nghỉ trưa để điều chỉnh.

- Trẻ có cảm giác không muốn ngủ trưa. Ở trạng thái này, nếu bố mẹ ép con ngủ có thể ảnh hưởng đến đến sức khỏe tinh thần.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất